Thuốc nội tiết Progesterone: Thành phần, công dụng và cách dùng

Thuốc nội tiết Progesterone được biết đến là loại thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Ngoài ra, sản phẩm này còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt do cơ thể thiếu progesterone. Qua bài viết dưới đây, hy vọng người đọc có thể sử dụng thuốc đúng cách và đúng mục đích.

Thuốc nội tiết progesterone là thuốc gì?

Đối với nữ giới, thuốc nội tiết Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lại lượng hormone progesterone trong cơ thể, bởi nó có khả năng ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, thuốc rối loạn nội tiết còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ tắc kinh, chậm kinh do cơ thể thiếu progesterone.

Progesterone cũng thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung, nhất là ở phụ nữ sau mãn kinh đang được điều trị thay thế hormone estrogen hoặc sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.

Hình ảnh thuốc nội tiết Progesterone
Hình ảnh thuốc nội tiết Progesterone

Thành phần của thuốc nội tiết progesterone

Thuốc nội tiết tố nữ progesterone có hai thành phần chính là progesterone và estradiol, trong đó:

  • Progesterone: Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi trứng rụng. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.
  • Estradiol: Estradiol hay còn được gọi là 17 beta-estradiol, đây là 1 trong 3 loại hormone của estrogen. Loại hormone này tồn tại cả trong cơ thể cả nam và nữ. Ở nữ giới, estradiol chủ yếu được tiết ra bởi buồng trứng, 1 phần nhỏ là ở tuyến thượng thận và nhau thai. Còn ở nam giới, chất này thường tiết ra ở tinh hoàn, tuyến thượng thận, gan, mỡ và não…

Thông thường, Estradiol được hình thành trong cơ thể nhờ cholesterol qua 1 loạt phản ứng với các chất trung gian. Nồng độ estradiol ở nam giới thường thấp hơn ở nữ giới.

Bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh là phương thuốc nam hàng đầu giúp chị em giải quyết dứt điểm các vấn đề rối loạn nội tiết, giảm ham muốn...
Estradiol và Progesterone là các nội tiết tố nữ đảm bảo sự phát triển giới tính và duy trì chu kỳ kinh nguyệt trong độ tuổi sinh sản ở nữ giới.
Estradiol và Progesterone là các nội tiết tố nữ đảm bảo sự phát triển giới tính và duy trì chu kỳ kinh nguyệt trong độ tuổi sinh sản ở nữ giới

Công dụng của thuốc nội tiết progesterone

Thuốc nội tiết tố Progesterone sẽ phối hợp với estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt cho nữ giới và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi trứng rụng. Ngoài ra, sản phẩm còn có những công dụng đối với sức khỏe và sinh lý của nữ giới như:

  • Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung trong ngày “đèn đỏ”.
  • Làm dày niêm mạc, tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng vào làm tổ.
  • Ngăn ngừa đẻ non và giúp bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.
  • Tăng huyết động mạch cùng glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Hỗ trợ sự phát triển các tuyến vú trong thai kỳ.
  • Tạo ra nút nhầy ở cổ tử cung để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Đối tượng nên sử dụng thuốc nội tiết progesterone

Sản phẩm thuốc nội tiết tố nữ progesterone dành cho những đối tượng sau:

  • Người mắc chứng vô sinh do suy hoàng thể.
  • Những người cần bổ sung cho liệu pháp estrogen sau mãn kinh.
  • Những mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc sẩy thai liên tiếp do suy hoàng thể.
  • Hiếm muộn hoặc vô sinh nguyên phát hay thứ phát và do suy một phần hay hoàn toàn hoàng thể.
  • Mắc những bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng hay trứng không rụng, u vú lành tính hay tiền mãn kinh.
Những đối tượng hiếm muộn hoặc vô sinh có thể sử dụng sản phẩm này để cải thiện khả năng sinh sản.
Những đối tượng hiếm muộn hoặc vô sinh có thể sử dụng sản phẩm này để cải thiện khả năng sinh sản.

Cách sử dụng thuốc nội tiết progesterone

Progesterone thường được dùng để điều trị trong một thời gian ngắn. Việc dùng thuốc theo đúng liều lượng là việc rất quan trọng để thuốc phát huy hiệu quả. Do đó, người bệnh nên cố gắng uống đều thuốc và uống liệu trình được kê đơn.

Đối với thuốc tiêm nội tiết progesterone, bạn có thể tiêm tại cơ sở y tế hoặc tự tiêm tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc này ở nhà nếu không biết cách tiêm. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên khi người bệnh đang sử dụng thuốc và đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ nhé!

Liều dùng của thuốc nội tiết progesterone

Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho chỉ định của các chuyên viên y tế. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng cho người lớn

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Progesterone bằng cách uống trực tiếp, bôi gel hoặc tiêm bắp.

Liều dùng cho trường hợp vô kinh:

  • Viên nang/viên nén: Sử dụng không quá 10 ngày, mỗi lần chỉ sử dụng 400mg/ngày. Nên sử dụng trước khi đi ngủ.
  • Gel âm đạo: Sử dụng 45mg/ ần, dùng đều 6 liều/ngày. Có thể tăng lên 90 mg/lần nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc tiêm bắp: Tiêm liên tục trong vòng từ 6 – 8 ngày, mỗi lần dùng từ 5 – 10 mg/ngày.
Tiêm liên tục trong vòng từ 6 – 8 ngày để cải thiện trường hợp vô kinh.
Tiêm liên tục Progesterone 25mg trong vòng từ 6 – 8 ngày để cải thiện trường hợp vô kinh.

Liều dùng cho vô sinh

  • Thuốc đạn: Dùng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần dùng 100 mg. Thời gian điều trị tối đa không quá 10 tuần.
  • Gel âm đạo: Sử dụng 90mg/lần/ngày, thời gian điều trị là từ 10 – 12 tuần. Đối với những người suy buồng trứng thì sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 90 mg.

Liều dùng cho chảy máu tử cung

Thuốc tiêm: Sử dụng 6 liều/ngày, mỗi lần sử dụng từ 5 – 10 mg (tùy trường hợp).

Liều dùng cho tăng sản nội mạc tử cung

  • Viên nang: Sử dụng liên tục trong chu kỳ 28 ngày. Nên uống thuốc trước khi đi ngủ, trong vòng 12 ngày đầu nên dùng 200 mg/ngày. Sau đó tùy tình trạng bệnh để cân đối lượng thuốc (đây là liều dùng cho thai nhi trưởng thành và trường hợp mẹ bầu thiếu hụt progesterone).
  • Thuốc đạn: Sử dụng 100 mg/lần, ngày sử dụng từ 2 – 3 lần. Sử dụng tối đa 10 tuần.
  • Gel âm đạo: Mỗi ngày chỉ nên dùng 90 mg và nên dùng điều trị tối đa từ 10 – 12 tuần. Đối với trường hợp suy buồng trứng, thì sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 90 mg.

Liều dùng đối với trường hợp đau vú, u vú lành tính

  • Gel âm đạo: Sử dụng 4gram/ngày, thuốc nên đặt bên trong âm đạo. Dùng từ ngày 19 đến ngày 25 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trường hợp chưa đến tuổi mãn kinh: Có thể sử dụng 90mg/lần và dùng liên tục trong vòng 6 ngày/ tháng.
Trường hợp đau vú, u vú lành tính có thể sử dụng Gel âm đạo để cải thiện tình trạng này.
Trường hợp đau vú, u vú lành tính có thể sử dụng Gel âm đạo có chứa progesterone để cải thiện tình trạng này.

Liều dùng ngăn ngừa chuyển dạ sớm

Thuốc đạn: Dùng từ 90 – 400mg/lần/ngày, nên bắt đầu sử dụng từ tuần thứ 18 – 22 của thai kỳ. Đối với thuốc dạng đạn và gel âm đạo, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi bôi gel hoặc đặt thuốc.

Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc nội tiết progesterone quá liều cho phép tránh gây ra các tác dụng phụ không như mong muốn.

Liều dùng cho trẻ em

Hiện tại, liều dùng của thuốc nội tiết progesterone cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Vì vậy, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ nhỏ.

Xem thêm: Thuốc nội tiết tố Nhật có những loại nào? TOP 9 sản phẩm hàng đầu

Tác dụng phụ và tương tác của thuốc nội tiết progesterone

Khi sử dụng thuốc nội tiết tố nữ progesterone, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi và họng.

Những tác dụng có thể xảy ra

Thuốc nội tiết progesterone còn có các tác dụng phụ phổ biến như:

  • Buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và bị tiêu chảy.
  • Chóng mặt, cảm giác quay, nóng bừng người.
  • Đau đầu, khớp, ngực.
  • Ho khan, ho gió.
  • Tóc phát triển nhanh, nhiều hoặc mọc mụn nhiều.
  • Cân nặng không ổn định.
  • Âm đạo ngứa rát, khô hạn.

Thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Tê bì hoặc mất sức một bên cơ thể.
  • Đau đầu, đau sau mắt, thị lực yếu, hơi thở gấp gáp hoặc hụt hơi.
  • Tim đập nhanh và mạnh.
  • Ngực đau nhói, đau lan ra cánh tay hoặc vai.
  • Buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, cơ thể mệt mỏi.
  • Am đạo ra máu bất thường.
  • Đau nhói nửa đầu.
  • Thường xuyên buồn nôn, đau bụng, sốt, chán ăn.
  • Nước tiểu màu vàng đậm, phân có màu đất sét hoặc bị vàng da, vàng mắt.
  • Sưng phù tay, bàn chân, mắt cá chân.
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, có các triệu chứng cúm.
  • Xuất hiện khối u vú.
  • Có các triệu chứng của bệnh trầm cảm như khó ngủ, suy nhược, tâm trạng thất thường.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có những triệu chứng khác thường nên dừng uống thuốc và xin ý kiến bác sĩ.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có những triệu chứng khác thường nên dừng uống thuốc và xin ý kiến bác sĩ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp các tác dụng phụ như trên. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập ở trên. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc trong quá trình sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Tương tác của thuốc nội tiết tố nữ progesterone

Tương tác của thuốc nội tiết progesterone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Bài viết này của chúng tôi không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Để an toàn nhất, các bạn nên liệt kê các loại thuốc bạn đang dùng và cho bác sĩ điều trị xem qua để đảm bảo an toàn. Không tự ý dùng thuốc, ngưng sử dụng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Progesteron với những loại thuốc dưới đây để tránh làm thay đổi hoạt động của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ như:

  • Thuốc chống đông máu, chống đái tháo đường, chống nấm.
  • Thuốc ức chế C1, chất cảm ứng CTP2C19, chất cảm ứng CYP3A4.
  • Dabrafenib, Bosentan, Deferasirox, Enzalutamide, Thảo mộc, Ivosidenib, Mitotane, Lorlatinib, Pomalidomide, Sarilumab, Siltuximab, Sincalide, St John’s Wort, Tocilizumab, Ulipristal,…

Ngoài ra, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc nội tiết progesterone với các loại thuốc khác. Trong quá trình sử dụng thuốc nội tiết progesterone, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu, cà phê, nước chè hoặc nước bưởi, vì những chất này có thể làm tăng nồng độ trong máu.

Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Khi sử dụng thuốc nội tiết progesterone người bệnh có thể quên liều hoặc sử dụng quá liều. Nếu gặp 2 trường hợp này các bạn có thể xử lý theo dưới đây của chúng tôi.

Xử lý khi quên liều

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn quên uống thuốc, hãy dùng thuốc ngay lúc nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo quá sát nhau thì người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo lộ trình bình thường. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều hoặc rút ngắn khoảng cách quy định khi uống thuốc.

Không được sử dụng gấp đôi liều hoặc rút ngắn khoảng cách quy định khi uống thuốc.
Không được sử dụng gấp đôi liều hoặc rút ngắn khoảng cách quy định khi uống thuốc.

Xử lý khi quá liều

Nếu sử dụng quá liều thuốc được kê, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Khi đó, người nhà nên đưa bệnh nhân đến những cơ sở y tế gần nơi ở nhất để được rửa ruột hoặc sơ cứu ban đầu.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc nội tiết progesterone để tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Để việc điều trị có hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

Mua thuốc nội tiết progesterone ở đâu? Giá bao nhiêu?

Dưới đây là giá tham khảo của các dạng thuốc nội tiết progesterone, do nhiều yếu tố nên giá thuốc các nơi không giống nhau:

  • Viên uống Utrogestan 200mg: Hộp 15 viên giá khoảng: 200.000đồng/ hộp.
  • Viên uống Utrogestan 100mg: Hộp 30 viên giá khoảng: 210.000đồng/hộp.
  • Thuốc tiêm Progesterone 25mg: Hộp 10 ống, mỗi ống 1ml giá khoảng 235.000 đồng/hộp.
  • Gel bôi Progesterone 80g: Giá khoảng 210.000 đồng/ tuýp.
  • Thuốc Cyclogest 200mg đặt âm đạo: Giá khoảng 480.000 đồng/hộp.
  • Thuốc Cyclogest 400mg: Giá khoảng 600.000 đồng/hộp.

Hiện nay, các dạng thuốc nội tiết progesterone có bán tại hầu hết các cửa hàng thuốc Tây. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đi khám để nắm rõ tình trạng bệnh và có cách sử dụng thuốc phù hợp, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc nội tiết progesterone được dùng nhiều cho nữ giới và có thể gây ra một số tác dụng phụ như trễ kinh và rong kinh. Nếu trong quá trình sử dụng gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng thì nên tới những cơ sở gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Dành riêng cho bạn:

5/5 - (7 bình chọn)

Bình luận

Thuốc nội tiết Progesterone: Thành phần, công dụng và cách dùng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn