Tiền mãn kinh: Độ tuổi, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tiền mãn kinh sớm hay muộn cũng sẽ đến với chị em phụ nữ. Tuy nhiên theo thống kê tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy trên 80% nữ giới không biết đến hoặc không quan tâm đến thời kỳ này. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết, hướng điều trị và phòng ngừa của hội chứng tiền mãn kinh hãy cùng theo dõi.

Tiền mãn kinh là gì?

Tên tiếng anh là Premenopausal là một trong những giai đoạn của thời kỳ mãn kinh. Đây là lúc buồng trứng giảm hoạt động, thường là 2 – 5 năm hay thậm chí là chục năm trước khi nữ giới hết kinh hoàn toàn. Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền mãn kinh là cơ thể có những thay đổi về tâm sinh lý, ngoại hình, sức khỏe… Giai đoạn này chỉ thực sự kết thúc khi chị em hết kinh liên tiếp trong 1 năm.

Tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?
Tiền mãn kinh ở độ tuổi nào?

Độ tuổi tiền mãn kinh ở nữ giới hoàn toàn khác nhau trung bình từ 42 – 45 tuổi. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người trẻ trong độ tuổi 30 đã bước vào thời kỳ “khủng hoảng” này.

Theo một thống kê của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP.HCM, có khoảng 1/4 phụ nữ Việt gặp vấn đề về sức khỏe, đời sống vợ chồng bước vào giai đoạn đầu mãn kinh khi mới 30 – 35 tuổi.

Vậy tiền mãn kinh liệu có phải là bệnh? Trên thực tế đây là quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ, chỉ tập hợp nhiều triệu chứng còn được gọi là hội chứng chứ không phải là bệnh do đó chị em không cần quá lo sợ. Chỉ cần có sự chuẩn bị từ trước sẽ hạn chế được ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.

Bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh là phương thuốc nam hàng đầu giúp chị em giải quyết dứt điểm các vấn đề rối loạn nội tiết, giảm ham muốn...

Triệu chứng tiền mãn kinh thường gặp

Rất nhiều người lo sợ khi bản thân bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, bởi lúc này chị em gặp vấn đề về cả thể chất và tinh thần. Cụ thể:

  • Kinh nguyệt không đều: Đây là dấu hiệu đầu tiên nhận cho chị em. Khi đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều theo vòng kinh 28 – 30 ngày như bình thường mà có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Bên cạnh đó lượng máu ra cũng thay đổi ra nhiều hoặc ít hơn.
  • Người nóng bừng, bốc hỏa: Triệu chứng này gặp ở hầu hết chị em trong giai đoạn này. Người lúc nào cũng cảm giác nóng bức khó chịu đặt biệt là vùng cổ, mặt. Thời gian bốc hỏa có thể kéo dài, xuất hiện ở những thời điểm khác nhau.
  • Mất ngủ: Chính cảm giác khó chịu từ những cơn nóng bức, đổ mồ hôi vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ của nữ giới bị ảnh hưởng. Phần lớn chị em rơi vào trạng thái trằn trọc, rất lâu mới có thể đi vào giấc ngủ nhưng lại dễ giật mình, ngủ không sâu.
  • Gặp các vấn đề về âm đạo, đường tiết niệu: Estrogen ít sản sinh, khả năng bôi trơn âm đạo, cân bằng pH, đàn hồi giảm do đó khi quan hệ dễ gây đau rát khó chịu. Ngoài ra chị em cũng dễ bị viêm nhiễm âm đạo, hay nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn này.
  • Tâm trạng thay đổi theo hướng tiêu cực: Tâm trạng thay đổi, dễ cáu gắt, bực tức, khó chịu dễ xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh. Thậm chí nhiều chị em còn đối mặt với nguy cơ bị trầm cảm.
  • Giảm ham muốn tình dục: Nhu cầu tình dục của chị em tiền mãn kinh suy giảm theo thời gian. Không còn hứng thú như trước, có người còn lảng tránh, sợ hãi khi có sự thân mật của “đối tác”.
Sớm nhận biết dấu hiệu trước mãn kinh để có hướng khắc phục kịp thời
Sớm nhận biết dấu hiệu trước mãn kinh để có hướng khắc phục kịp thời

Nhận biết nguyên nhân gây tiền mãn kinh sớm

Thời kỳ này có thể đến sớm hoặc muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thay đổi nội tiết tố: Bước qua độ tuổi 30, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi đặc biệt là nồng độ nội tiết tố estrogen suy giảm đáng kể. 
  • Hút thuốc lá: Nữ giới nghiện thuốc lá sẽ sớm bước vào giai đoạn tiền mãn kinh từ 1 – 2 năm so với phụ nữ không hút hoặc không thường xuyên ngửi khói thuốc.
  • Điều trị ung thư: Hóa trị, xạ trị trong ung thư cũng làm sớm đến giai đoạn này. Bởi chúng làm gián đoạn chức năng nội tiết hay làm hỏng buồng trứng khi đó kinh nguyệt bị rối loạn, mất kinh tạm thời.
  • Phẫu thuật cắt buồng trứng, tử cung: Phương pháp này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là khi cắt buồng trứng sẽ không còn ngày “đèn đỏ”.
  • Buồng trứng đa nang: Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến chị em thường xuyên bị rối loạn chức năng, hình thành u nang buồng trứng dễ mãn kinh sớm hoặc vô sinh.
  • Do đặc điểm sinh học: Một số nữ giới có nồng độ estrogen thấp hơn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, chân tay cơ bắp có phần nam tính… cũng dễ mắc phải hội chứng này sớm hơn bình thường.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên: Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, những chất kích thích này còn là nguyên nhân khiến nội tiết tố suy giảm, gốc oxy hóa tồn dư, chất độc hại không được đào thải khiến giai đoạn tiền mãn kinh và lão hóa đến sớm.
  • Làm việc quá sức, stress: Tinh thần và cơ thể luôn căng sức làm việc dần bị suy nhược, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và gây nhiều bệnh tật.
  • Lạm dụng hóa mỹ phẩm: Một số nghiên cứu chỉ ra phụ nữ thường xuyên sử dụng hóa mỹ phẩm có nguy cơ đến giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn. Bởi các chất có trong mỹ phẩm gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cuộc sống?

Những người bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Tiểu không tự chủ: Do các mô âm đạo, niệu đạo bị mất độ đàn hồi khiến một số chị em gặp tình trạng tiểu rắt, són tiểu khi ho, căng thẳng… Tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Loãng xương: Đây là bệnh lý mà rất nhiều chị em gặp phải. Loãng xương khiến xương xốp, giòn dễ gãy.
  • Bệnh về tim mạch: Sự thiếu hụt estrogen cùng những thay đổi trong giai đoạn này khiến hệ thống mạch máu, tim mạch bị suy giảm dễ gây đột quỵ.
  • Béo phì: Giai đoạn tiền mãn kinh sự trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại khiến mỡ tích tụ, chị em dễ tăng cân, béo phì thời kỳ này.
  • Đe dọa hạnh phúc gia đình: Chị em không còn hứng thú với “chuyện ấy” khiến mối quan hệ vợ chồng khó xử dẫn đến những tranh cãi, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Ảnh hưởng từ giai đoạn tiền mãn kinh đến nữ giới
Ảnh hưởng từ giai đoạn tiền mãn kinh đến nữ giới

Xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng tiền mãn kinh

Để xác định những dấu hiệu chị em mắc phải do hội chứng tiền mãn kinh hay bệnh lý khác bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra lượng hormone. Xét nghiệm định lượng FSH và estradiol thường được chỉ định cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra còn một số xét nghiệm, chụp chiếu khác như:

  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung.
  • Sinh thiết niêm mạc tử cung.
  • Đo mật độ xương.
  • Chụp vú.
  • Các xét nghiệm chỉ số LDL cholesterol trong máu, chỉ số mỡ máu triglycerid, lipoprotein…

Cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, gia đình, các triệu chứng chị em gặp phải nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất.

Điều trị hội chứng tiền mãn kinh

Tuy không phải là bệnh nhưng các triệu chứng gây ra bởi hội chứng này khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Do đó chị em luôn mong muốn tìm được giải pháp khắc phục, giúp thời kỳ này trải qua một cách nhẹ nhàng nhất. Dưới đây là những phương pháp đang được nhiều người áp dụng.

Điều trị bằng thuốc tây y

Căn cứ vào các biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em phụ nữ loại thuốc phù hợp. Do dược tính cao, dễ gây tác dụng phụ nên nữ giới chỉ dùng thuốc khi được kê đơn. Trong quá trình sử dụng dùng đúng cách, đúng liều lượng. Các nhóm thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh gồm:

  • Dùng hormone thay thế: Tăng cường estrogen cho cơ thể, điều trị các chứng bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt. Số thuốc, thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc trầm cảm liều thấp: Gồm các loại thuốc ức chế hấp thu có chọn lọc giúp phòng ngừa trầm cảm, giảm hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi.
  • Thuốc bôi âm đạo: Các loại thuốc dạng gel sẽ được sử dụng nhằm giảm khô rát âm đạo, giảm đau khi quan hệ đồng thời cải thiện triệu chứng về viêm đường tiết niệu.
  • Thuốc điều trị loãng xương: Gồm thuốc bổ sung canxi, vitamin D giúp ngừa mất xương, gãy xương.
Dùng thuốc giúp bổ sung nội tiết, cải thiện triệu chứng
Dùng thuốc giúp bổ sung nội tiết, cải thiện triệu chứng

Dùng thực phẩm chức năng cho phụ nữ tiền mãn kinh

Bên cạnh thuốc các loại viên uống, thực phẩm bổ sung estrogen, các chất cần thiết cho phụ nữ tiền mãn kinh cũng được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Những sản phẩm này hầu hết được chiết xuất từ thảo dược, thành phần lành tính, ít gây tác dụng phụ. Chị em có thể tham khảo, sử dụng một số viên uống như:

  • Thuốc chữa tiền mãn kinh của Mỹ – Menopause One: Chứa các thành phần từ đậu nành tảo cải thiện tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, bổ sung estrogen, chống lão hóa, giảm bốc hỏa, bực bội…
  • Viên uống của Đức Doppelherz aktiv Meno Rotklee: Mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng tiền mãn kinh, mãn kinh, ngăn ngừa loãng xương, chống rụng tóc.
  • Thuốc tiền mãn kinh của Nhật Bản Kobayashi:  Có tác dụng tăng tiết dịch âm đạo, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, giảm trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.

Dù là viên uống hỗ trợ nhưng chị em cần tìm đúng sản phẩm chính hãng, sử dụng theo tư vấn của bác sĩ nhằm đảm bảo lâu dài cho sức khỏe.

Thuốc đông y cho phụ nữ tiền mãn kinh

Theo Y học cổ truyền, phụ nữ sau 40 chức năng tạng phủ dần suy yếu đặc biệt là tạng thận, khí huyết dẫn tới mất cân bằng âm dương từ đó gây ra hội chứng tiền mãn kinh. Dựa trên thể trạng của chị em phụ nữ, lương y sẽ xác định thể bệnh và bài thuốc tương ứng.

  • Thể thận tinh hư tổn do thận âm hư sử dụng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm.
  • Thể thận tinh hư tổn do âm hư dương vượng dùng bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm.
  • Với Thể thận dương hư dùng bài thuốc Thận khí hoàn gia giảm.
  • Thể can kinh uất nhiệt dùng phương thuốc Đơn chi tiêu diêu tán.

Để dùng thuốc chị em nên tìm đến cơ sở uy tín, bác sĩ đông y giỏi để khám, chữa trị. Liều lượng, liệu trình dùng thuốc cũng phải tuân thủ theo đúng yêu cầu.

Tiền mãn kinh nên ăn gì, kiêng ăn gì đảm bảo sức khỏe?

Không chỉ thuốc, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, tăng cường sức đề kháng cho chị em. Vậy nên ăn gì, không nên ăn gì tốt nhất?

Phụ nữ tiền mãn kinh ăn gì tốt?

  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả sạch: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa… vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp cải thiện các triệu chứng.
  • Bổ sung estrogen tự nhiên qua các loại hạt như đậu nành, hạt mè, óc chó, hạt lanh,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá ngừ, dầu cá, quả bơ… góp phần chống lão hóa, tốt cho da, sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu canxi: Uống sữa, bổ sung qua các loại hải sản, trứng… tăng cường canxi bị thiếu hụt khắc phục tình trạng loãng xương.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Cung cấp 2 – 2,5 lít nước (nước lọc, sinh tố, nước ép, sữa, nước canh…) giải độc, tránh khô hạn…
Dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ giai đoạn này
Dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ giai đoạn này

Không nên ăn gì tuổi tiền mãn kinh?

  • Đồ ăn chế biến sẵn: Những loại thức ăn này thường chứa một hàm lượng lớn natri ảnh hưởng xấu đến da, vóc dáng.
  • Đồ ăn cay: Khiến tình trạng bốc hỏa, nóng trong người thêm trầm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn mặn: Thói quen ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao hơn ảnh hưởng đến tim mạch, dễ gây đột quỵ.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ: Đồ rán, chiên xào, mỡ động vật… gây tích mỡ, dễ mắc bệnh.
  • Đồ uống chứa cồn, caffein: Rượu bia, cà phê, nước có ga… chị em cần hạn chế sử dụng tránh khiến các triệu chứng mất ngủ, bốc hỏa thêm nghiêm trọng.

Phòng ngừa tiền mãn kinh đến sớm

Bởi hội chứng này gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe cũng như hạnh phúc gia đình đặc biệt là khả năng sinh sản. Do đó để tiền mãn kinh diễn ra đúng theo độ tuổi, không ảnh hưởng quá nặng nề đến cuộc sống chị em cần thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt cho khoa học, lành mạnh. Cụ thể:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Uống nhiều nước, tăng cường chất xơ, canxi, omega-3…
  • Không làm việc quá sức: Làm việc quá sức khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ bị tổn thương lão hóa, đẩy nhanh hội chứng tiền mãn kinh ở nữ giới. Do đó, chị em cần nghỉ ngơi, thư giãn ít làm việc khuân vác nặng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại: Sử dụng mỹ phẩm, tiếp xúc hóa chất thường xuyên làm tăng nguy cơ bị tiền mãn kinh sớm do đó chị em nên hạn chế tối đa các loại sản phẩm này.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao: Không chỉ giúp lưu thông máu, duy trì sự dẻo dai của xương khớp, tập luyện mỗi ngày sẽ giúp tinh thần, các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, làm chậm quá trình lão hóa, tiền mãn kinh. Yoga, đi bộ, aerobic, bơi lội, khiêu vũ… đều rất tốt cho chị em.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng, stress trong gia đình, công việc đồng thời giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, làm những việc mình thích sẽ giúp chị em trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Đây cũng là điều quan trọng đối với chị em trong độ tuổi sinh sản đặc biệt là những người sau 30 tuổi. Thói quen này sẽ  giúp phụ nữ sớm phát hiện những bất thường, có sự chuẩn bị tốt nhất khi tiền mãn kinh hay bệnh phụ khoa xảy ra.

Tiền mãn kinh đến nhẹ nhàng hay dữ dội tùy vào cách xử lý của mỗi cá nhân. Vì vậy ngay khi còn trẻ hãy giữ lối sống lành mạnh, có đời sống tình dục an toàn để hạn chế tối đa các triệu chứng, ảnh hưởng của thời kỳ này.

4.9/5 - (9 bình chọn)

Bình luận

Tiền mãn kinh: Độ tuổi, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn