Thông tin y tế trên các báo ngày 28/4/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 28/4, mời quý đọc giả đón đọc:

Gần 32 vạn người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sáng 28/4, Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc COVID-19. Đến nay cả nước đã có 318.792 người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2.

Có thêm 59.056 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 27/04/2021

Tính đến 16 giờ ngày 27/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 318.792 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Chi tiết 59.056 người được tiêm tại 48 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 27/04/2021 như sau:

  • Đợt 1: Quảng Ninh: 393 người; Bộ Công an: 1.809 người; Bộ Quốc phòng: 2.301 người
  • Đợt 2: Hà Nội: 8.668 người; Hải Phòng: 60 người; Nam Định: 900 người; Ninh Bình: 90 người; Bắc Ninh: 972 người; Phú Thọ: 1.844 người; Vĩnh Phúc: 656 người; Hải Dương: 6.411 người; Hưng Yên: 1.827 người; Thái Nguyên: 912 người; Bắc Cạn: 84 người; Quảng Ninh: 742 người; Hoà Bình: 492 người; Hà Tĩnh: 976 người; Lai Châu: 317 người; Lạng Sơn: 288 người; Tuyên Quang: 228 người; Hà Giang: 824 người; Cao Bằng: 1.006 người; Yên Bái: 770 người; Lào Cai: 2.460 người; Sơn La: 108 người; Điện Biên: 1.335 người; Quảng Bình: 295 người; Quảng Trị: 138 người; TT- Huế: 649 người; Tp. Đà Nẵng: 143 người; Quảng Nam: 232 người; Quảng Ngãi: 313 người; Bình Định: 1.169 người; Phú Yên: 1.265 người; Khánh Hòa: 1.406 người; Bình Thuận: 990 người; Ninh Thuận: 1.057 người; Kon Tum: 1.865 người; Đắc Lắc: 2.877 người; Đắk Nông: 339 người; Lâm Đồng: 1.324 người; Cần Thơ: 1.217 người; Sóc Trăng: 1.921 người; Bến Tre: 271 người; Trà Vinh: 87 người; Vĩnh Long: 937 người; Bình Phước: 866 người; Cà Mau: 722 người; Bạc Liêu: 2.387 người;  Hậu Giang: 113 người.

Liên quan đến công tác tiêm chủng, Bộ Y tế đã có quyết định điều chuyển 20.000 liều vắc xin trong tổng số 43.700 liều vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 cấp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đợt 2 cho 9 địa phương khác gồm Lào Cai và 8 tỉnh khu vực Tây Nam bộ.

Ngoài 5.000 liều cấp cho Lào Cai, 15.000 liều còn lại được cấp cho 8 tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Trong đó, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng, mỗi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 3 tỉnh này nhận 2.000 liều. 5 tỉnh còn lại gồm: Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, mỗi tỉnh nhận 1.800 liều.

Tính đến 6h ngày 28/4, Việt Nam có tổng cộng 1.571 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 911 ca.  Tính từ 18h ngày 27/4 đến 6h ngày 28/4: 0 ca mắc mới.

(dangcongsan.vn)

Cấp bách phòng, chống dịch Covid-19

Tinh thần phòng, chống dịch Covid-19 đang vô cùng khẩn trương hơn bao giờ hết. Bộ Y tế đề nghị các địa phương kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch và coi như đang có dịch. Đối với các tỉnh có nguy cơ cao phải thiết lập ngay bệnh viện (BV) dã chiến, sẵn sàng đối phó với các tình huống dịch.

Khẩn trương xét nghiệm tìm virus biến thể

Một nhân viên Khách sạn Như Nguyệt 2, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã bị lây nhiễm SARS-CoV-2 từ đoàn chuyên gia Ấn Độ đến cách ly tại đây. Đây là tình huống báo động đỏ về sự lây nhiễm ở các khu cách ly nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch.

Theo Bộ Y tế, gần đây, Việt Nam đã ghi nhận một số ca bệnh Covid-19 là chuyên gia nhập cảnh từ Ấn Độ. Các trường hợp này đều đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị kịp thời. Nhân viên Khách sạn Như Nguyệt 2 là trường hợp đầu tiên bị lây nhiễm từ chuyên gia Ấn Độ.

Đề cập đến mối lo virus biến thể SARS-CoV-2 từ Ấn Độ (chủng B.1617 đột biến kép gây bùng phát dịch), PGS.TS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: Để biết được các ca bệnh Covid-19 nhập cảnh có nhiễm biến thể đột biến kép từ Ấn Độ hay không, cần phải giải trình tự gene để xác định. Việc tiến hành giải trình tự gen của những người nhập cảnh vào Việt Nam giúp có cơ sở đánh giá để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.

Theo một lãnh đạo Bộ Y tế, hiện Bộ Y tế đang tiến hành giải trình tự gene một số ca bệnh Covid-19 nhập cảnh về từ Ấn Độ. Dự kiến trong vài ngày tới sẽ có kết quả.

Được biết, biến thể kép được Ấn Độ được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 24/3, tìm thấy trong hơn 200 mẫu xét nghiệm ở bang miền Tây Maharashtra – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch – chiếm tỷ lệ 20% tổng số mẫu xét nghiệm. Gần đây, tỉ lệ này đã tăng lên 60%. Các nhà dịch tễ học cho biết, thuật ngữ “đột biến kép” dùng để chỉ một biến thể hoàn toàn mới, cùng lúc mang đặc điểm của hai loại đột biến đã được xác định là E484Q và L452R.

Tính đến tháng 4, biến thể này đã được phát hiện ở 18 quốc gia thuộc nhiều châu lục như châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Tại Đông Nam Á, Indonsia xác nhận đã phát hiện 10 người nhiễm biến thể mới từ Ấn Độ. 6 trong số 10 người nhiễm biến thể virus trên là các ca “nhập khẩu”, 4 ca còn lại là các ca lây nhiễm cộng đồng.

Trước đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gene của những người nhập cảnh vào Việt Nam gần đây đã mắc Covid-19. Kết quả giải trình tự gene của các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam mắc Covid-19 cho thấy: 85,7% mẫu những người về từ Campuchia mang biến thể B1.1.7 (biến thể phát hiện ở Anh) và 14,3% mang biến thể B.1.351 (biến thể phát hiện ở Nam Phi).

Gấp rút thiết lập bệnh viện dã chiến

Để ứng phó với tình huống dịch bùng phát tại Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nam Bộ, việc triển khai BV dã chiến là vô cùng cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Tại buổi làm việc về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở Cần Thơ ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp với địa phương nhanh chóng hoàn thành BV dã chiến tuyến T.Ư tại Cần Thơ.

BV dã chiến cấp khu vực của Cần Thơ sẽ cùng với BV dã chiến tại khu vực Hà Tiên là đầu mối giúp Bộ Y tế chỉ đạo hoạt động khám chữa bệnh bệnh nhân Covid-19 trong khu vực. Nhiệm vụ số 1 của BV dã chiến vùng là thiết lập khoa cấp cứu có khả năng sử dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), cũng như các kỹ thuật cấp cứu về tim mạch, hô hấp và truyền nhiễm và phối hợp với các chuyên khoa cận lâm sàng khác để có thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Ngoài Cần Thơ, hiện tỉnh Kiên Giang cũng đang khẩn trương xây dựng BV dã chiến tại TP Hà Tiên. Trong giai đoạn đầu, khu vực này có thể thu dung được khoảng 300 bệnh nhân mắc Covid-19. Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, hiện có trên 103.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia. Riêng tại 3 tỉnh giáp biên giới với Kiên Giang gồm tỉnh Kampot, Kép và Preah Sihanouk có trên 700 hộ gia đình, với trên 1.700 nhân khẩu là người gốc Việt đang cư trú. TP Hà Tiên có 5 khu cách ly tập trung với khả năng tiếp nhận 720 người. Hiện, Trung tâm Y tế Hà Tiên chỉ có khả năng điều trị tối đa cùng lúc 50 bệnh nhân Covid-19.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp từ các nước bạn, khu vực biên giới Tây Nam có lượng người nhập cảnh có phép lẫn trái phép khá đông. Việc thành lập các BV dã chiến khu vực và BV dã chiến của từng địa phương các tỉnh giáp ranh là vô cùng cấp thiết trong thời điểm hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản phòng, chống dịch, cùng với đó, tập trung nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm. Bên cạnh đó, sẵn sàng kịch bản về cơ sở cách ly, đồng thời coi công tác phòng chống dịch Covid-19 là một nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm kiểm soát và khống chế nếu dịch xảy ra.

Nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam ở khu vực Tây Nam Bộ rất lớn, đặc biệt dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5, nếu người dân đổ về các điểm du lịch, tụ tập đông người mà không thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch thì nguy cơ dịch xảy ra là rất hiện hữu. Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân tuân thủ biện pháp 5K: Khẩu trang – khử khuẩn – không tụ tập – khoảng cách – khai báo y tế.

(kinhtedothi.vn)

Ngăn chặn nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối mở

Ngày 27-4, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đã đến kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 tại tỉnh Long An.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu tỉnh Long An phải kiểm soát chặt chẽ trường hợp nhập cảnh trái phép; đề nghị tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các địa phương trong tỉnh không để người dân xuất nhập cảnh trái phép. Tuyên truyền người dân sống dọc các tuyến biên giới phát giác, khai báo cho lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tại An Giang, ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết tỉnh đã kiến nghị Bộ Y tế hướng dẫn quy định về điều kiện để địa phương tiến hành ban bố lệnh khẩn cấp. Hiện các lực lượng chức năng trong toàn tỉnh duy trì 200 tổ với 1.415 cán bộ, chiến sĩ chốt chặn, kiểm soát cố định và kiểm soát lưu động trên biên giới để ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch Covid-19.

Trong 2 ngày 26 và 27-4, đoàn công tác của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp với Sở Y tế 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông kiểm tra các hoạt động phòng chống Covid-19 tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở và công tác tiêm vắc-xin Covid-19 tại khu vực biên giới 2 tỉnh.

Trước đó, rạng sáng 25-4, Đồn Biên phòng Ia Rvê (Đắk Lắk) phối hợp với lực lượng Công an xã Ia Rvê tổ chức lực lượng đón lõng và truy bắt 12 người từ Campuchia nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Theo Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai, hiện toàn lực lượng có 24 tổ chốt với hàng trăm người làm nhiệm vụ chốt chặn cố định, ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép, đặc biệt là ở các tuyến đường mòn, lối tắt. Từ đầu năm tới nay, các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) chủ yếu là công nhân lao động về quê. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 tại Campuchia diễn biến phức tạp thì lượng người tập trung nhập cảnh về trong nước để tránh dịch. Tất cả trường hợp này đều được cách ly ngay từ sau khi nhập cảnh theo quy định.

Ở Kon Tum, lực lượng BĐBP tỉnh cũng đã tăng lực lượng lên 66 chốt và hơn 400 cán bộ để bảo vệ và ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập dọc tuyến biên giới giáp Lào và Campuchia.

Theo trung tá Đặng Nguyên Hương – Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, những ngày qua đã cử lực lượng tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng chống các đối tượng vượt biên trái phép, vận động bà con khi phát hiện các đối tượng lạ mặt thì báo cáo ngay cho lực lượng chức năng.

Từ đầu tháng 2-2021, nhiều chốt dã chiến của BĐBP tỉnh Quảng Trị được dựng lên dọc tuyến biên giới Việt – Lào để ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép. Đến nay, trên tuyến biên giới dài gần 200 km của tỉnh này có 86 chốt phòng chống dịch Covid-19 cố định và 23 tổ kiểm soát lưu động với 455 cán bộ, chiến sĩ tham gia. Từ ngày 15 đến 26-4, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, bắt giữ 9 vụ xuất nhập cảnh trái phép với 22 đối tượng. Các đối tượng bị bắt giữ chủ yếu quê tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa…, thuộc diện làm ăn, sinh sống ở Lào. Do tình hình dịch Covid-19 bùng phát nên họ tìm cách nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Theo thượng tá Trần Tuấn Anh – Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị, cùng với việc siết chặt vùng biên, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng nước Lào và Hội Việt kiều ở Lào tuyên truyền, vận động người dân không nhập cảnh trái phép.

Tại Quảng Bình, trong các ngày 24 đến 26-4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã triển khai 3 đoàn công tác đi kiểm tra các tổ, chốt kiểm soát của các đơn vị đồn biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào. Hiện lực lượng này đang duy trì 30 tổ, chốt kiểm soát cố định và lưu động, cùng với 153 cán bộ, chiến sĩ ngày đêm tuần tra, kiểm soát, mật phục, chốt chặn nghiêm ngặt 24/24 giờ. Các tuyến đường mòn, ngã ba, ngã tư đường giao thông tiếp giáp với các tỉnh lân cận cũng được kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép.

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, cho biết từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện nhiều trường hợp vượt biên trái phép nhằm trốn cách ly Covid-19. Những trường hợp được phát hiện vượt biên trái phép thì sẽ bị cách ly tập trung và xử lý nghiêm.

Hỗ trợ người Việt ở Ấn Độ muốn về nước

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam tiếp tục tổ chức các chuyến bay đưa bà con về nước phù hợp với tình hình chống dịch ở khu vực, nước sở tại và tình hình dịch trong nước, bảo đảm an toàn. Đối với số bà con người Việt Nam ở Ấn Độ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại đây vẫn hỗ trợ, giữ liên hệ chặt chẽ, một số bà con có nguyện vọng về nước, Chính phủ đang thu xếp để đưa về trong thời gian sắp tới. Trước thực tế hầu hết bà con Việt Nam nhập cảnh qua biên giới đường bộ có hoàn cảnh rất khó khăn, Ban Chỉ đạo đề nghị Chính phủ không thu phí xét nghiệm, cách ly những trường hợp này, không để một số người vì lý do phải đóng phí cách ly, xét nghiệm mà vượt biên, nhập cảnh trái phép.

(nld.com.vn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 28/4/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn