Thông tin y tế trên các báo ngày 26/4/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 26/4, mời quý đọc giả đón đọc:

Chủ động chống dịch từ sớm, từ xa

Những diễn biến rất nóng về dịch bệnh ở các nước lân cận trong khu vực một lần nữa đặt Việt Nam, “vùng an toàn”, trước những đợt “sóng to, gió lớn” của dịch bệnh chực chờ ập tới.

Chúng ta không chỉ “bao đê cho chặt” mà với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, phải “bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa” bằng các biện phòng dịch chủ động, quyết liệt, siết lại, “lên dây cót” trước thực tế đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, xuất hiện hiện tượng ngại tiêm vaccine phòng bệnh.

Nhìn “bức tranh” tổng thể về COVID-19 trên toàn cầu, nhất là các nước trong khu vực, nguy cơ đợt dịch thứ 4 xâm nhập vào Việt Nam đang hiện hữu.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã phát hiện thêm 340.000 trường hợp nhiễm mới. Tại Campuchia, phát hiện hơn 600 trường hợp nhiễm COVID-19. Ở Lào đã phát hiện số ca nhiễm cao nhất so với số ca phát hiện trong 1 ngày tại Việt Nam.

Tại 10 tỉnh có biên giới giáp với Campuchia, nóng bỏng nhất là việc ngăn chặn người nhập cảnh trái phép. Điển hình như tỉnh Kiên Giang đã tăng cường từ 30 tổ, chốt kiểm soát lên hơn 120 chốt, tổ và hơn 1.000 lượt chiến sĩ thường xuyên trực kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới. Trên biển đã bố trí 26 chốt cố định và 18 tổ cơ động. Ngoài ra còn có 9 tàu và 2 xuồng tuần tra của lực lượng Biên phòng, Hải đoàn 28, Kiểm ngư, Vùng 5 Hải quân và Vùng Cảnh sát biển 4.

Cùng với nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam là nỗi lo một bộ phận người dân chúng ta đã là mất cảnh giác đối với việc lây nhiễm COVID-19. Đơn cử nhiều người đã không đeo khẩu trang, không có thói quen thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong khi mùa du lịch hè đã tới, nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người được tổ chức, các địa phương trong cả nước chuẩn bị bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp…

Hình ảnh “biển người” đi lễ hội chùa Tam Chúc, dòng người đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) dịp Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua hay trong lễ hội khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2021 tại Hoa Lư (Ninh Bình)… một mặt cho thấy thành công của chúng ta trong kiểm soát dịch bệnh nhưng cũng “báo động đỏ” về tâm lý chủ quan của người dân và cả lực lượng chức năng trước dịch bệnh. Trong các lễ hội này, có nhiều người vẫn hồn nhiên, vô tư tham gia mà không có khẩu trang, cũng không giữ khoảng cách…

Trong ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ đã có liên tiếp hai công điện về về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tăng cường quản lý các chuyến bay đưa người nhập cảnh Việt Nam. Các biện pháp được nêu trong công điện một lần nữa cho thấy tính cấp thiết phải chủ động, quyết liệt trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là trước nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam.

Tại cuộc họp với lãnh đạo UBND TPHCM, trực tuyến với 10 tỉnh giáp biên giới Campuchia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Vừa qua, rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép bị nhiễm COVID-19, nếu đi sâu vào trong nội địa, sau đó đến các sự kiện, nơi tập trung đông người và để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng thì hậu quả khôn lường, gây thiệt hại đến cả nước. Chỉ cần có một ca nhiễm trong cộng đồng thì tất cả mọi hoạt động, trực tiếp và dễ thấy nhất là đi lại, du lịch, hàng hóa ách tắc ngay, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Hơn lúc nào hết, chúng ta rất cần những người dân có ý thức cảnh giác, phát hiện và báo cho lực lượng chức năng về những người có biểu hiện nghi ngờ hoặc nhập cảnh trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam như câu chuyện một lái xe taxi phát hiện, báo cho cơ quan chức năng khi nghi ngờ 3 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam.

Đối với các trường hợp nhập cảnh hợp pháp,tuyện đối không được để xảy ra tình trạng nơi lỏng quản lý ở khu cách ly tập trung, lỏng lẻo trong theo dõi giám sát y tế tại cộng đồng gây lây nhiễm cộng đồng.

Ở trong nước, mỗi cá nhân phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Đối với các địa phương là yêu cầu tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn… theo đúng quy định, xử phạt nghiêm người vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các địa phương phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát quyết liệt các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).

Công điện của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu địa phương, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Trạng thái “bình thường mới” ở Việt Nam với các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra sôi động,  những sự kiện văn hóa đông người, những trận bóng đá có khán giả đang là mơ ước của người dân nhiều nước trên thế giới. Nhưng nếu mỗi người không có ý thức phòng chống dịch bệnh, bảo vệ cho bản thân, gia đình,cộng đồng và toàn xã hội, thì nguy cơ xuất hiện, lây lan, bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng sẽ trở thành hiện thực. Mọi hoạt động sẽ lại đình trệ, làm tiêu tan những nỗ lực nhọc nhằn của DN, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của từng gia đình, người dân, nhất là những người lao động, người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… Ngay lúc này, mỗi cá nhân không đợi dịch đến mà phải chủ động phòng chống dịch từ sớm, từ xa.

Sự đoàn kết, chung tay, đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tổ chức, đoàn thể, DN và người dân, nhất định sẽ bảo vệ đất nước an toàn trước dịch bệnh, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi, tận dụng được thời cơ để bứt lên, quan trọng hơn là bảo đảm được sức khỏe, tính mạng cho người dân, cùng thế giới đẩy lùi đại dịch.

(baochinhphu.vn)

Phải tỉnh táo chống dịch COVID-19 kể cả ngày nghỉ lễ

Tình hình dịch ở các nước láng giềng đang rất phức tạp, vì thế sức ép lên khu vực biên giới Tây Nam và Tây Nam bộ những ngày này rất lớn.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo về nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ tư ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu, thêm vào đó một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam sắp trải qua kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Tây Nam bộ sẵn sàng khi dịch vào

Trong 24 giờ qua, tại Ấn Độ đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới, bức tranh và bối cảnh nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ hết sức đáng quan ngại. Tại Campuchia, trong 24 giờ qua phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm COVID-19. Ngay tại Lào, cũng trong 24 giờ, số ca nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới, tất cả đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định đối với Việt Nam, Bộ Y tế xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch, nhất là khu vực biên giới Tây Nam.

Để không bị động nếu có dịch vào Việt Nam, những ngày qua Bộ Y tế đã thành lập năm đoàn công tác do bộ trưởng và bốn thứ trưởng đến tất cả tỉnh/thành trong khu vực để rà soát tất cả vấn đề liên quan tới việc ứng phó với dịch COVID-19 tại từng địa phương, trọng điểm như Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp…

Đánh giá Tây Nam bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam, Bộ Y tế chỉ đạo BV Chợ Rẫy lập đội phản ứng nhanh xuống khu vực này hỗ trợ, đồng thời thành lập bệnh viện dã chiến ở Hà Tiên, Kiên Giang để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bệnh khi có kịch bản xấu xảy ra.

Đi kiểm tra, đôn đốc chống dịch tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, lưu ý để giữ vững thành quả chống dịch trong thời gian tới, nhất là trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập luôn thường trực, các tỉnh này cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không được lơ là, chủ quan; tăng cường chặt chẽ hơn trong công tác giám sát nhập cảnh, cách ly, không lơ là, chủ quan trong công tác cách ly tại các khu cách ly tập trung, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly; tăng cường công tác truyền thông và gia tăng hiệu quả giám sát.

Các ca COVID-19 đang diễn biến nặng đều không mắc bệnh lý nền

Thông tin từ Tiểu ban điều trị và Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết đến sáng 25-4, BV Phổi Đà Nẵng hiện đang điều trị 47 ca dương tính với SARS-CoV-2 từ nước ngoài về, trong đó có ba ca bệnh diễn biến nặng.

Đáng lưu ý là ba ca đều là những người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nền kèm theo nhưng khi mắc bệnh, tình trạng nặng diễn biến nhanh.

Ba kịch bản chống dịch

Trước nguy cơ dịch xâm nhập luôn hiện hữu, Bộ Y tế đã xây dựng tình huống đối phó với cả ba kịch bản, gồm: Nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này đều được rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra.

“Dù với kịch bản nào thì chúng tôi cũng rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc một tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng nên thời gian qua người dân đã có yếu tố lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Để đảm bảo an toàn chống dịch, Bộ Y tế đề nghị người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó hai yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Người dân và tất cả ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.

Đồng thời, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng chống dịch tốt.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện gửi tất cả tỉnh, TP đề nghị tăng cường tất cả biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.

“Chúng tôi khuyến cáo tất cả tỉnh, TP, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép” – ông Long nhắc lại.

Tại các tỉnh khu vực Tây Nam, người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép cần lập tức báo với chính quyền địa phương, tránh nguy cơ dịch lây lan ra cộng đồng.

99% ca COVID-19 về từ Campuchia đều mắc các biến chủng rất nguy hiểm

Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gen của những người nhập cảnh vào Việt Nam gần đây đã mắc COVID-19 để đánh giá, có các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.

Kết quả Viện Pasteur TP.HCM tiến hành giải trình tự gen của các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam mắc COVID-19 cho thấy: 85,7% mẫu những người về từ Campuchia mang biến thể B1.1.7 (biến thể phát hiện ở Anh) và 14,3% mang biến thể B.1.351 (biến thể phát hiện ở Nam Phi).

(plo.vn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 26/4/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn