Mãn kinh sớm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý kịp thời

Mãn kinh sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến mãn kinh khi còn trẻ, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay để tránh những tác động tiêu cực của tình trạng này đến cuộc sống của chị em.

Mãn kinh sớm là gì?

Trong cuộc đời người phụ nữ, ai cũng trải qua hai giai đoạn: Thanh xuân và tuổi già. Mãn kinh được coi như là dấu mốc phân định các giai đoạn này.

Thông thường, chị em bắt đầu mãn kinh tự nhiên ở khoảng 45 – 55 tuổi. Biểu hiện chính là trong suốt 12 tháng liên tục chị em không hành kinh. Hiện tượng này xảy ra trước độ tuổi 40 thì được xem là mãn kinh sớm.

Mãn kinh sớm là hiện tượng ngày càng phổ biến thời hiện đại
Mãn kinh sớm là hiện tượng ngày càng phổ biến thời hiện đại

Mãn kinh sớm khá phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê, cứ 20 phụ nữ thì có 1 người bị mãn kinh sớm. Điều đáng nói là con số này đang có dấu hiệu gia tăng ở nước ta. Độ tuổi mãn kinh cũng có xu hướng trẻ hóa, một số người mãn kinh từ độ tuổi 30.

Hết kinh sớm ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình, tâm lý chị em. Ngoài ra, nó còn tiềm ẩn nhiều yếu tố nghiêm trọng khác. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu để có hướng xử lý kịp thời.

7 nguyên nhân gây mãn kinh sớm thường gặp

Hiện tượng mãn kinh sớm có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là các yếu tố chính dẫn đến tình trạng này.

  • Di truyền: Trong gia đình, nếu bà, hoặc mẹ của bạn mãn kinh trước tuổi 40 thì rất có khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể: Đây là trường hợp phụ nữ mắc hội chứng Turner không có nhiễm sắc thể X thứ hai hoặc không có một phần của nhiễm sắc thể X. Khi đó buồng trứng hình thành khác thường, quá trình mãn kinh cũng diễn ra sớm hơn.
  • Người mắc bệnh tự miễn: Những chị em mắc bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp thường bị mãn kinh sớm. Vì tình trạng viêm do các bệnh tự miễn này làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.
  • Do mắc bệnh động kinh: Bệnh động kinh gây ra chứng rối loạn co giật từ não bộ ảnh hưởng đến khả năng tiết estrogen suy giảm, suy buồng trứng sớm dẫn đến mãn kinh.
  • Hút thuốc lá, ngửi khói thuốc thường xuyên: Một số kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy hút thuốc lá thường xuyên trong thời gian dài có thể làm rút ngắn độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Nữ giới hút thuốc có thể bắt đầu thời kỳ mãn kinh sớm hơn từ 1 đến 2 năm so với người bình thường.
  • Phụ nữ quá gầy: Chỉ số BMI (khối cơ thể) cũng ảnh hưởng đến thời kỳ mãn kinh. Vì Estrogen được lưu trữ trong mô mỡ, chị em nào càng ít mỡ thì nồng độ estrogen càng thấp. Khi hormone này cạn kiệt thì hiện tượng mãn kinh sớm cũng sẽ xảy ra.
  • Người ăn chay, ít vận động: Chế độ ăn và luyện tập thể thao cũng ảnh hưởng đến thời gian mãn kinh. Những chị em có thói quen ăn chay, không thường xuyên luyện tập thể thao hoặc ít tiếp xúc với ánh mặt trời đều có thể bị hết kinh sớm.
Ít vận động cũng là một nguyên nhân gây mãn kinh sớm
Ít vận động cũng là một nguyên nhân gây mãn kinh sớm

Dấu hiệu mãn kinh sớm chị em dễ nhận biết

Mãn kinh sớm cũng có các biểu hiện giống như mãn kinh tự nhiên. Điều khác biệt chỉ ở chỗ, các triệu chứng này xuất hiện khi chị em chưa bước qua tuổi 40.

  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Chị em hay cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, hồi hộp, chán nản đặc biệt dễ bị kích động cáu gắt, khó chịu với mọi thứ xung quanh.
  • Đổ mồ hôi, bốc hỏa: Estrogen suy giảm làm ảnh hưởng đến nội tiết tố nó đồng thời tác động lên vùng đồi dưới, não bộ. Do đó, chị em dễ bị nóng trong người, đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ cũng là những biểu hiện mãn kinh sớm.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt nhanh, chậm thất thường. Bên cạnh đó chị em bị rong kinh, thưa kinh, ra máu kinh bất thường, mất kinh ngày đèn đỏ cũng là dấu hiệu nhận biết sớm.
  • Âm đạo bị khô: Do nội tiết tố suy giảm nên âm đạo bị khô. Khi “gần gũi” chị em thường bị đau, rát, thậm chí bị chảy máu.
  • Cảm thấy nóng rát: Vùng kín thường hay bị nóng, có khi rát, nhất là khi quan hệ.
  • Giảm ham muốn: Nhu cầu sinh lý ngày càng ít đi là một dấu hiệu điển hình của hiện tượng mãn kinh. Nếu chưa đến 40 mà bạn đã ngại “chiều chồng” thì rất có thể bạn đã bị mãn kinh sớm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tổ ấm gia đình bạn.

Bị mãn kinh sớm ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Các biến chứng

Mãn kinh sớm mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với chị em. Có thể kể đến như:

  • Rút ngắn độ tuổi sinh con, mất khả năng sinh sản: Lượng hormone estrogen và progesterone được bài tiết theo chu kỳ, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Khi hai hormone này giảm sút, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi đồng nghĩa với chức năng của buồng trứng và khả năng sinh sản của chị em giảm. Do vậy, nếu bị mãn kinh sớm, chị em cũng không còn khả năng sinh sản.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Sự suy giảm nội tiết tố nữ, kéo theo hiện tượng âm đạo khô, rát, đau khi quan hệ. Do đó, người nữ đồng thời bị giảm ham muốn hoặc ngại “gần gũi”. Nếu bị mãn kinh sớm ở độ tuổi 40, bạn đời của chị em rất có thể vẫn còn nhu cầu sinh lý cao. Đây là nguyên nhân rạn nứt của nhiều gia đình, khiến chị em rất lo lắng.
Thời kỳ mãn kinh đến sớm chị em giảm ham muốn tình dục
Thời kỳ mãn kinh đến sớm chị em giảm ham muốn tình dục

Các biến chứng của mãn kinh sớm

Không những làm hết khả năng sinh sản, mãn kinh sớm còn làm giảm sức khỏe của chị em.

Nhiều người bị mãn kinh sớm thường rối loạn bàng quang, mất ngủ, đổ mồ hôi ban đêm… Nguy hiểm hơn, họ còn dễ bị viêm khớp, giòn xương, mắc các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Tăng nguy cơ bị loãng xương sớm: Đây là triệu chứng hình thành do sự suy giảm estrogen. Khi estrogen suy giảm cũng khiến cho canxi trong xương bị giảm.
  • Khả năng mắc bệnh tim mạch: Estrogen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tim mạch. Khi estrogen giảm thì cholesterol xấu trong máu tăng, cholesterol tốt lại giảm. Do đó, chị em có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Ngoài ra, mãn kinh sớm còn khiến chị em bị xuống sắc. Da, vòng một, vòng hai là những bộ phận có biểu hiện rõ nhất.

  • Thay đổi về da: Da khô, bị nám, tàn nhang, sạm da, lão hóa da.
  • Biến đổi ngoại hình: Tăng cân, béo bụng, vòng một chảy xệ…

Kém sắc, cùng với khả năng “chiều chồng” giảm sút, khiến nhiều chị em lo lắng, tự ti. Họ cần một hướng điều trị hiệu quả nhưng lại khó nói ra. Vậy nên làm thế nào khi bị mãn kinh sớm?

Giải pháp khắc phục tình trạng mãn kinh sớm hiệu quả

Thời kỳ mãn kinh thường kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, chị em có thể cải thiện các triệu chứng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống. Nữ giới nên đi khám và áp dụng ngay hướng dẫn điều trị của chuyên gia, bác sĩ.

Bị mãn kinh sớm điều trị như thế nào?
Bị mãn kinh sớm điều trị như thế nào?

Phương pháp hiện đại chữa mãn kinh sớm

Khi gặp các dấu hiệu mãn kinh kể trên, chị em cần tìm tới cơ sở chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán. Căn cứ vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp nhất.

  • Thay thế hormone: Nếu cơ thể bạn không còn khả năng hoặc ít khả năng sản sinh estrogen và progestin, bạn có thể dùng phương pháp thay thế hormone. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm được áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
  • Dùng Estrogen âm đạo: Estrogen âm đạo giúp cải thiện tình trạng khô rát, đau khi quan hệ cho phụ nữ. Bên cạnh đó, nó làm tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, giúp hỗ trợ điều trị vô sinh ở nữ giới.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm liều thấp: Phụ nữ bị mãn kinh sớm thường lo âu, stress, mất ngủ, chán nản… Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến hiện tượng trầm cảm.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Để giảm tình trạng loãng xương do mãn kinh sớm gây ra, chị em cần cung cấp thêm canxi và vitamin D cho cơ thể. Phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 cần bổ sung 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (hoặc bị mãn kinh sớm) cần bổ sung 1.200 miligam canxi.
    Lượng vitamin D cần thiết cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng nhiều hơn bình thường, giao động trong khoảng 600 – 800 IU/ngày.
  • Giải pháp cho phụ nữ mãn kinh sớm nhưng muốn sinh con: Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 40 không tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu chị em nào vẫn muốn có con mà đã mãn kinh sớm thì có thể cân nhắc thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người hiến tặng. Nên lắng nghe lời tư vấn từ chuyên gia để được giải tỏa tâm lý và có quyết định phù hợp.

Bài thuốc Đông y cho người mãn kinh sớm

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị mãn kinh sớm. Các bài thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng của phụ nữ. Tùy vào thể bệnh mà lựa chọn cách chữa sau:

Hướng điều trị an toàn, hiệu quả cho chị em mãn kinh sớm
Hướng điều trị an toàn, hiệu quả cho chị em mãn kinh sớm

Thể bệnh âm hư nội tiết:

  • Biểu hiện: Kinh nguyệt đến sớm, ít, hết kinh đột ngột. Chị em bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng, ra mồ hôi, lưng gối nhức mỏi…
  • Cách chữa: Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm. (Bài thuốc này gồm các thành phần: Đan bì, tri mẫu, quy bản, sinh địa, phục linh, địa cốt bì, sơn thù, hoàng bá, sinh mẫu lệ, thục địa, long cốt, trạch tả).

Âm hư can vượng:

  • Biểu hiện: Rối loạn kinh nguyệt, ngực sườn đau nhức, chân tay run, tê, mắt khô. Tính tình nóng nảy, dễ tức giận…
  • Cách chữa: Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm: Gồm Thục địa, bạch thược, sinh địa, sơn thù, hoài sơn, bạch linh, sài hồ, kỷ tử, hạ khô thảo…

Huyết ứ đàm trệ:

  • Biểu hiện: Phụ nữ sắp hết kinh, tinh thần mệt mỏi, tăng cân, béo bụng, nặng đầu, mất ngủ, tay chân tê dại…
  • Cách chữa: Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm. Thành phần: Đào nhân, xích thược, ngưu tất, sinh địa, xuyên khung, cảm thảo, chỉ xác…

Trên đây là những giải pháp khắc phục tình trạng mãn kinh sớm cho chị em theo Tây y và Đông y phổ biến. Để tránh gặp phải hiện tượng này, tốt nhất, chị em nên tìm cách phòng ngừa trước.

Cách phòng tránh mãn kinh sớm cho phụ nữ

Để không bị hết kinh sớm ảnh hưởng đến tâm lý, vóc dáng, đời sống vợ chồng… chị em cần trang bị kiến thức về tình trạng này cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành tốt cho phụ nữ bị mãn kinh sớm
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành tốt cho phụ nữ bị mãn kinh sớm
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để duy trì cân nặng.
  • Sử dụng nhiều sữa, mầm đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt lanh… để tăng cường estrogen tự nhiên.
  • Dùng thêm các sản phẩm bổ sung nội tiết tố chiết xuất từ thành phần tự nhiên.
  • Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất có tính kích thích.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực. Không làm việc quá sức. Nên thư giãn đầu óc, tránh stress.
  • Tăng cường bảo vệ sức khỏe bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày.

Mãn kinh sớm là hiện tượng không mong muốn ở chị em phụ nữ. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng, ngay khi có dấu hiệu bị mãn kinh, cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và tìm sự trợ giúp của chuyên gia để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Mãn kinh sớm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý kịp thời

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn