Rối loạn tiền mãn kinh: Những dấu hiệu thường gặp và hướng điều trị tốt nhất

Rối loạn tiền mãn kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 45 tuổi. Những trường hợp nhẹ có thể cải thiện nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp nặng phải sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị để giảm các triệu chứng.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh thường thấy
Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh thường thấy

Những rối loạn tiền mãn kinh thường gặp

Tất cả phụ nữ đều phải trải qua những rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nó khiến chị em rất khó chịu, mệt mỏi. Theo thống kê, có đến 20% chị em phải sử dụng các phương pháp trị liệu để vượt qua những biến đổi này.

Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền mãn kinh là do sự suy giảm nội tiết tố nữ và chức năng của buồng trứng. Sau đây là những rối loạn dễ gặp trong thời kỳ này:

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Hiện tượng này xảy ra ở tất cả chị em trong thời kỳ tiền mãn kinh. Biểu hiện cụ thể là chu kỳ kinh nguyệt của chị em thay đổi. Có tháng kinh nguyệt đến sớm, tháng đến trễ, có trường hợp vài ba tháng mới hành kinh.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp rối loạn kinh nguyệt đều do thời kỳ tiền mãn kinh gây ra. Hiện tượng này còn có thể do buồng trứng gặp trục trặc trong việc phóng thích trứng, hoặc do bệnh phụ khoa gây nên. Vì vậy, để xác định chính xác bạn bị rối loạn kinh nguyệt do tiền mãn kinh hay lý do khác, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh là phương thuốc nam hàng đầu giúp chị em giải quyết dứt điểm các vấn đề rối loạn nội tiết, giảm ham muốn...

Khó có thai tự nhiên

Do những rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng của chị em cũng thay đổi. Việc tính ngày rụng trứng để thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Rối loạn tiền mãn kinh khó có thai hơn
Rối loạn tiền mãn kinh khó có thai hơn

Những chị em mong muốn có thai nhưng đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có thể phải nhờ đến sự can thiệp của y học hiện đại. Bên cạnh đó, việc có thai trong thời kỳ tiền mãn kinh sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé, vì vậy, chị em nên cân nhắc kỹ.

Âm đạo giảm tiết dịch và đàn hồi kém

Chị em thường bị thiếu nước, đau, rát vùng kín. Khả năng co giãn bên trong âm đạo cũng kém hơn. Khi quan hệ, chị em cảm thấy rát, đau, khó chịu. Một số trường hợp có chị em thể bị chảy máu trong hoặc sau quá trình giao hợp.

Rối loạn nhu cầu tình dục

Những thay đổi trong âm đạo là lý do khiến nhiều chị em bị mất ham muốn với chuyện chăn gối. Một số chị em vẫn mong muốn “gần gũi” nhưng lại bị cảm giác đau, rát chi phối. Bên cạnh đó, các hiện tượng mệt mỏi, bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm cũng tác động đến nhu cầu tình dục.

Thay đổi tâm trạng

Rối loạn tiền mãn kinh gây ra nhiều phiền toái cho chị em, đồng thời khiến chị em thay đổi tâm trạng. Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh rất dễ nổi giận, khó kiểm soát được lời nói, hành vi của mình. Trong giai đoạn này, chị em rất dễ bị stress nặng kéo dài, dẫn đến trầm cảm.

Rối loạn nhiệt độ cơ thể, đổ mồ hôi về đêm

Cơ thể có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là về đêm. Vùng da mặt và dưới cổ nóng lên nhanh chóng khiến cơ thể toát mồ hôi.

Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị rối loạn nhiệt độ cơ thể
Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị rối loạn nhiệt độ cơ thể

Sau đó, toàn thân lại lạnh toát do nhiệt độ giảm đột ngột. Hiện tượng này thường xảy ra về đêm khiến chị em khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Đồng thời, cơ thể có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Đau nhức đầu và chóng mặt – Dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh

Sự suy giảm hormone sinh lý nữ là nguyên nhân chính khiến chị em bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Một số người có thể bị đau đầu dữ dội, cần được bác sĩ can thiệp, xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh bị rối loạn tâm lý, stress nặng, lo âu, mệt mỏi cũng dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt.

Thay đổi về da và vóc dáng

Estrogen suy giảm khi đến tuổi tiền mãn kinh khiến cho làn da của chị em bị lão hóa. Nhiều người có dấu hiệu hình thành vết chân chim trên khóe mắt, nếp nhăn quanh miệng và trán… Ngoài ra, làn da còn có biểu hiện sạm hơn, xuất hiện tàn nhang hoặc vết nám.

Nội tiết tố nữ thay đổi cũng làm cho mỡ bị dồn về bụng, khiến cho vòng hai của chị em phì ra, xấu đi.

Thêm vào đó, ở độ tuổi này, do quá trình trao đổi chất chậm lại, cùng với những căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường xuyên khiến mỡ trắng tích tụ gây tăng cân.

Các loại thuốc điều trị rối loạn tiền mãn kinh

Với mỗi triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh lại có những loại thuốc hỗ trợ điều trị tương ứng. Dưới đây là những thuốc thông dụng nhất dùng cho người bị rối loạn tiền mãn kinh.

Thuốc điều hòa kinh nguyệt

Những chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nên sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt. Loại thuốc này có tác dụng làm cho thời gian hành kinh đều đặn hơn, lượng máu kinh ổn định hơn, giảm cảm giác đau khi đến ngày cho chị em.

Thuốc điều hòa kinh nguyệt
Thuốc điều hòa kinh nguyệt

Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai trong thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Nếu lạm dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt có thể dẫn đến khả năng có thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm.

Thuốc hỗ trợ điều trị bốc hỏa (gabapentin)

Đây là thuốc giảm đau thần kinh, thường được uống vào buổi sáng và tối. Thuốc có tác dụng làm dịu nhanh cơn bốc hỏa. Đồng thời, thuốc cũng giúp chị em cải thiện tình trạng stress, cáu gắt do tiền mãn kinh gây ra. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tốt với các trường hợp bị mất ngủ, chán nản, suy giảm trí nhớ.

Thuốc chống trầm cảm

Có các thuốc chống trầm cảm thường dùng cho phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh sau:

  • Sertralin

Loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các hiện tượng mất ngủ, chán nản. Sertralin được đánh giá là loại thuốc có ít tác dụng phụ, đồng thời không gây độc hại cho gan, thận, tim. Nên uống Sertralin một lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.

  • Paroxetin

Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng lo âu, bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ…. Paroxetin không làm tăng cân ngay cả khi dùng nhiều ngày. Nên uống Paroxetin vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Fluoxetin

Đây là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Loại thuốc này thường uống ngay sau khi ăn sáng. Có tác dụng chống trầm cảm rất tốt, nhưng Fluoxetin gây cảm giác đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, khô miệng…

Thuốc cải thiện hormone sinh lý nữ

Đến tuổi tiền mãn kinh, chị em nào cũng bị rối loạn hormone sinh lý. Trên thị trường có các loại thuốc tăng cường sinh lý nữ phổ biến dùng cho người bị rối loạn tiền mãn kinh bao gồm:

  • Viên uống Femoston.
  • Thuốc làm tăng nội tiết tố nữ Soy Lecithin.
  • Sâm Angela Gold.
  • Viên tăng cường nội tiết tố nữ Nature’s Gold Iso.
  • Progynova.
  • Viên tăng nội tiết tố nữ Super Lecithin
  • Vitraplus Meno Balance
  • Love Women.
  • Natrol Soy Isoflavones.
  • Pueraria Pure

Những loại thuốc này có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ, cải thiện các dấu hiệu và biến chứng do suy giảm hormone estrogen gây ra.

Thuốc chống lão hóa

Một trong những thay đổi không mong muốn nhất của chị em khi đến tuổi tiền mãn kinh nữa đó là tình trạng da bị lão hóa. Rất nhiều chị em cần sử dụng các sản phẩm, thuốc chống lão hóa thời kỳ tiền mãn kinh. Những loại thuốc chống lão hóa được sử dụng nhiều nhất là:

Phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da
Phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da
  • Collagen: Giúp duy trì cấu trúc cho da.
  • Coenzyme Q10: Chất chống oxy hóa, giúp cải thiện độ mịn cho da và làm giảm dấu hiệu lão hóa rõ rệt.
  • Vitamin C: Tổng hợp collagen, duy trì độ đàn hồi cho da, bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím.
  • Vitamin E: Làm giảm tổn thương da, , ngăn ngừa lão hóa da.
  • Vitamin A: Ngăn ngừa tổn thương da do tua UV gây ra, làm da đều màu và cải thiện nếp nhăn.
  • Kẽm: Tác động đến sụ hình thành của da, bảo vệ làn da…
  • Curcumin: Chống viêm và cải thiện tổn thương da do tiếp xúc với tia cực tím.
  • Apigenin: Duy trì làn da khỏe và trẻ.
  • Axit béo Omega 3: Bảo vệ làn da trước sự tấn công của tia cực tím…

Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị rối loạn tiền mãn kinh

Bên cạnh các loại tân dược hỗ trợ làm giảm các rối loạn tiền mãn kinh, trong Đông y cũng có nhiều bài thuốc trị những triệu chứng này cho chị em. Đông y chia những triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh thành nhiều thể bệnh khác nhau. Mỗi thể bệnh sẽ có cách chữa trị riêng biệt.

Thể âm hư nội nhiệt

Chị em có biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường, máu kinh ra ít, hoặc tắt đột ngột. Đi kèm với đó là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, miệng khô, người ra mồ hôi, lưng và đầu gối nhức, rêu lưỡi đỏ.

Cách chữa: Dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Bài thuốc gồm: Thục địa, sinh địa, sinh mẫu lệ, sơn thù, hoàng bá, trạch tả, long cốt, địa cốt bì, tri mẫu, quy bản…

Thể âm hư can vượng

Người nữ có biểu hiện: Rối loạn kinh nguyệt, ngực và sườn đau nhức, tay chân run, đau đầu, chóng mặt, mắt khô, dễ cáu gắt, lưỡi đỏ.

Thuốc Đông y trị rối loạn tiền mãn kinh
Thuốc Đông y trị rối loạn tiền mãn kinh

Cách chữa: Sử dụng bài thuốc Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm. Bài thuốc gồm: Bạch thược, cúc hoa, đan bì, bạch linh, hoài sơn, kỷ tử, trạch tả, hạ khô thảo, sài hồ…

Thể tâm thận bất giao

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, khó tập trung tư tưởng, buồn vô cớ, rêu lưỡi đỏ.
Cách chữa: Dùng bài thuốc Mạch vị địa hoàng hoàn kết hợp với an thần định chí hoàn gia giảm. Bài thuốc gồm: phục linh, sinh địa, thục địa, hoàng liên, phục thần, mạch môn, xương bồ, viễn trí, cam thảo…

Thể thận dương hư

Phụ nữ có biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều hoặc sớm. Chị em thường lạnh tay, chân, mệt mỏi, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng.

Cách chữa: Dùng bài Thận khí hoàn gia giảm. Bài thuốc gồm: Thục địa, hoài sơn, sơn thu, trạch tả, phụ tử, bạch linh, nhục quế…

Thể huyết ứ đàm trệ

Nữ giới bị tăng cân, sắp hết kinh vĩnh viễn, người mệt mỏi, hay hồi hộp, đau đầu, khó ngủ… Rêu lưỡi dày.
Các chữa: Sử dụng bài thuốc Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm. Bài thuốc có các dược liệu: Quy xuyên, xuyên khung, xích thược, cam thảo, ngưu tất, sinh địa, đào nhân…

Những bài thuốc Đông y trị chứng rối loạn tiền mãn kinh đa phần là các bài thuốc sắc theo thang. Người bị rối loạn tiền mãn kinh nên uống đều đặn mỗi ngày theo chỉ dẫn cho đến khi khỏi hẳn tình trạng rối loạn.

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt cho người rối loạn tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của nữ giới. Tuy nhiên, những người bị rối loạn ở mức độ nhẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng này.

Phụ nữ bị rối loạn tiền mãn kinh nên ăn gì?
Phụ nữ bị rối loạn tiền mãn kinh nên ăn gì?

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Nên ăn các loại thực phẩm ít cholesterol, ít chất béo, ít đường.
  • Không sử dụng các đồ ăn cay, nóng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, cá và đậu nành để cải thiện hormone sinh lý nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả sạch để tăng cường sức khỏe, hạn chế ảnh hưởng do rối loạn tiền mãn kinh.
  • Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước và vùng kín không bị khô.

Về chế độ sinh hoạt

  • Lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học để giảm stress.
  • Không thức quá khuya, sau 11 giờ đêm
  • Luôn thư giãn đầu óc, giữ tinh thần lạc quan.
  • Tâm sự với người tin cậy khi có cảm giác lo lắng, căng thẳng.
  • Luyện tập thể thao và các bài tập nhẹ để bảo vệ xương và tim mạch.
  • Khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm tại cơ sở y tế.
  • Tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để hỗ trợ điều trị rối loạn tiền mãn kinh.

Rối loạn tiền mãn kinh là hiện tượng tất yếu xảy ra ở phụ nữ bị suy giảm chức năng sinh sản. Có rất nhiều dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh thường thấy ở hầu hết chị em. Những hiện tượng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến nữ giới mệt mỏi, khó chịu. Chị em nên tìm hiểu kỹ các loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền mãn kinh để sử dụng hiệu quả nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Rối loạn tiền mãn kinh: Những dấu hiệu thường gặp và hướng điều trị tốt nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn