Thông tin y tế trên các báo ngày 9/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 9/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 9/6: Thêm 64 ca mắc tại 5 tỉnh, thành phố; Việt Nam có 9.222 bệnh nhân COVID-19

Bản tin sáng 9/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 64 ca mắc COVID-19, trong đó 23 ca nhập cảnh đã cách ly ngay; 41 ca trong nước tại Bắc Giang 24, Bắc Ninh 17. Việt Nam hiện có 9.222 bệnh nhân COVID-19. Số ca mắc của thế giới là trên 174,7 triệu

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 08/6 đến 6h ngày 09/6 có 64 ca mắc mới (BN9159-9222):

23 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (15), Bà Rịa – Vũng Tàu (7), Long An (1).

41 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (24), Bắc Ninh (17) đều là các ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 09/6:

  • Việt Nam có tổng cộng 7.614 ca ghi nhận trong nước và 1.608 ca nhập cảnh.
  • Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 6.044 ca.

Có 16 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.784.306 mẫu cho 3.763.592 lượt người.

Tình hình điều trị:

Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

  • Lần 1: 218
  • Lần 2: 92
  • Lần 3: 78

Số ca tử vong: 55 ca.

Số ca điều trị khỏi: 3.549 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

23 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

CA BỆNH BN9171-BN9177 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: là các thuyền viên, quốc tịch Việt Nam. Ngày 06/6/2021, từ Ấn Độ nhập cảnh Việt Nam trên Tàu Golden Fridge và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả xét nghiệm ngày 07/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

CA BỆNH BN9198 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Long An: nam, 19 tuổi, là thuyền viên, địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày 05/6/2021, từ Indonesia nhập cảnh Việt Nam trên tàu VINH02 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Long An. Kết quả xét nghiệm ngày 08/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cần Giuộc, tỉnh Long An.

CA BỆNH BN9208 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh: nam, 52 tuổi, là thuyền viên, quốc tịch Syria. Ngày 05/6/2021, từ Malaysia nhập cảnh Việt Nam trên Tàu LAMAR và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 07/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

CA BỆNH BN9209-BN9222 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh: là các thuyền viên, quốc tịch Việt Nam. Ngày 04/6/2021, từ Ấn Độ nhập cảnh Việt Nam trên Tàu PHUONG NAM 1 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 05/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

41 ca ghi nhận trong nước

CA BỆNH BN9178, BN9184-BN9197, BN9199-BN9207 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN9159-BN9170, BN9179-BN9183 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ. Kết quả xét nghiệm ngày 07-08/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 184.443, trong đó:

  • Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 5.093
  • Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.792
  • Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 158.558

Thông tin tiêm chủng:

Tính đến 16 giờ ngày 07/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với 1.354.856 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 42.115 người.

Có thêm 10.119 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 07/6/2021 tại 11 tỉnh, thành phố. Chi tiết như sau:

1- Hải Phòng: 90

2- Hà Nam: 587

3- Hải Dương: 5.330

4- Lào Cai: 2.376

5- Sơn La: 634

6- TT- Huế: 400

7- Khánh Hòa: 181

8- Kon Tum: 1.043

9- Gia Lai: 366

10- Vĩnh Long: 1.359

11- Các đơn vị TƯ tại Hà Nội: 1.702.

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Hà Nội: Ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2 thứ hai của chùm ca bệnh Đông Anh

Chiều ngày 8/6, CDC Hà Nội đã thông tin ghi nhận ca dương tính thứ 2 với SARS-CoV-2 liên quan đến ổ dịch tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với BN8853 đã được công bố trước đó.

Bệnh nhân nữ, sinh năm 1982, sống tại Lương Quy, Xuân Nộn, Đông Anh. Bệnh nhân có tiếp xúc gần (đứng gần) với BN8853 ngày 30/5.

Từ ngày 28/5 đến 6/6, bệnh nhân bán rau tại chợ Cửa hàng mới, thị trấn Đông Anh. Hằng ngày, bệnh nhân thường đến chợ Vân Trì, xã Vân Nội, Đông Anh để lấy hàng.

Ngày 2/6, bệnh nhân xuất hiện ho đờm, mệt mỏi. Ngày 8/6, bệnh nhân ra khai báo tại TTYT Đông Anh, được TTYT Đông Anh lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC Hà Nội xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 232 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến 12 chùm ca bệnh. Chùm ca bệnh tại thị trấn Đông Anh xuất hiện ca bệnh đầu tiên ngày 7/6 và đến nay đã có 22 ca bệnh.

Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại chùm ca bệnh tại thị trấn Đông Anh, ngày 7/6 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã ra thông báo tìm người trên địa bàn Hà Nội đã đến, liên quan các địa điểm: Chợ Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng hàng ngày từ 16/5 đến 28/5; đến khu vực chợ Cửa hàng mới thị trấn Đông Anh – mua hàng tại các hàng rau ven đường, từ ngày 16/5 đến 28/5.

Người đã đến các địa điểm trên, tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, TTYT trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 02438835560 (TTYT huyện Đông Anh); 0969.082.115/0949.396.115 (CDC Hà Nội).

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 232 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến 12 chùm ca bệnh. Chùm ca bệnh tại thị trấn Đông Anh xuất hiện ca bệnh đầu tiên ngày 7/6 và đến nay đã có 22 ca bệnh.

Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại chùm ca bệnh tại thị trấn Đông Anh, ngày 7/6 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã ra thông báo tìm người trên địa bàn Hà Nội đã đến, liên quan các địa điểm: Chợ Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, khoảng thời gian từ 3-5 giờ sáng hàng ngày từ 16/5 đến 28/5; đến khu vực chợ Cửa hàng mới thị trấn Đông Anh – mua hàng tại các hàng rau ven đường, từ ngày 16/5 đến 28/5.

Người đã đến các địa điểm trên, tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, TTYT trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 02438835560 (TTYT huyện Đông Anh); 0969.082.115/0949.396.115 (CDC Hà Nội).

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Hà Nội thành lập 10 tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao các Tổ công tác chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch COVID-19 của địa bàn được phụ trách; nắm bắt kịp thời diễn biến dịch.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2477/QĐ-UBND về việc thành lập 10 Tổ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phụ trách theo dõi địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao các Tổ công tác chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch của địa bàn được phụ trách; nắm bắt kịp thời diễn biến dịch, các hoạt động đáp ứng chống dịch của quận, huyện để chủ động chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Các Tổ công tác sẽ hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; thường xuyên báo cáo với Trưởng ban Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch của các quận, huyện, thị xã; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất để chỉ đạo kịp thời.

Các Tổ công tác hằng tuần gửi báo cáo tình hình phòng, chống dịch của các quận, huyện, thị xã về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố.

Các tổ công tác này còn có nhiệm vụ tham gia các Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo địa bàn được phân công.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục quản lý chặt tại các khu cách ly tập trung, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, giãn cách tránh lây chéo; tập trung phòng, chống dịch tại các điểm thi của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học Phổ thông sắp tới.

(Báo Vietnamplus)

Việt Nam đàm phán để sớm có vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

Tổng giá trị hỗ trợ của chương trình vaccine Australia cho Việt Nam là 40 triệu đô Australia. Bộ Y tế đề xuất trích 13,5 triệu đô la Ausralia trong số này để mua vaccine Pfizer tiêm cho trẻ em.

Việt Nam mong muốn mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Do vậy, trong số 40 triệu đô Australia mà phía Australia hỗ trợ cho Việt Nam trong 3 năm để mua vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề xuất dành 13,5 triệu đô Australias mua vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ em Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Australia, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam diễn ra ngày 8/6.

Chủ đề các cuộc nói chuyện với bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia; ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp và ông Ivo Sieber, Đại sứ Thuỵ Sỹ là về hợp tác trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19.

Australia có thể cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam

Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn Chính phủ các nước đã dành sự quan tâm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Việt Nam nói chung; công tác phòng chống dịch COVID-19 nói riêng, trong đó có hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX Facility – đây là nguồn tiếp cận vắc xin COVID-19 lớn nhất hiện nay của Việt Nam.

Người đứng đầu ngành y tế cũng mong muốn Chính phủ các nước tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh một trong những ưu tiên trong phòng chống COVID-19 của Việt Nam là tiếp cận sớm và rộng hơn với nguồn cung cấp vaccine phòng COVID-19. Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vaccine, tuy nhiên, ông mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vaccine phòng COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vaccine phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam, vì trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vaccine để tiêm cho người dân.

Các Đại sứ đều đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam.

Bà Mobyn Mudie – Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết Chính phủ Australia đã dành 130 triệu đô Australia thông qua cơ chế COVAX. Riêng với Việt Nam, tổng giá trị hỗ trợ chương trình vaccine của Australia cho Việt Nam là 40 triệu đô Australia trong 3 năm để mua vaccine phòng COVID-19; triển khai tiêm chủng và tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đối tác UNICEF

Theo bà Mobyn Mudie, Chính phủ Australia đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để có thể cung cấp thêm vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.

“Hiện Australia đang sản xuất vaccine phòng COVID-19 nên chúng tôi hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vaccine trực tiếp cho Việt Nam,” bà Mobyn Mudie khẳng định.

Đại sứ Australia tại Việt Nam cũng quan tâm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cũng như việc tiêm vaccine cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ Australia về tài chính cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam, trong đó có tiếp cận vaccine phòng COVID-19 và hệ thống dây chuyền lạnh, tủ bảo quản lạnh cũng như xe lạnh chuyên dụng để vận chuyển vaccine là cần thiết.

Về những quan tâm của phía Australia liên quan đến cách ly và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích lý do Việt Nam kéo dài thời gian cách ly lên 21 ngày. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang giao các chuyên gia và các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn cụ thể.

Đối với vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ Việt Nam mong muốn tiêm chủng cho tất cả mọi người, tuy nhiên do khan hiếm vaccine nên hiện nay ưu tiên tiêm cho người dân ở các vùng dịch, lực lượng tuyến đầu…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay: “Các đại sứ quán có thể nhập vắc xin phòng COVID-19 theo đường phi mậu dịch để tiêm cho cộng đồng công dân nước mình đang làm việc tại Việt Nam. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ nhập khẩu, thủ tục, quy trình và kiểm định. Nếu cần, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các các cơ sở tiêm chủng miễn phí.”

Đẩy nhanh đưa 5 triệu liều vaccine Moderna về Việt Nam

Ông Ivo Siebber – Đại sứ Thuỵ Sỹ cho biết hiện tại Thuỵ Sỹ đang có những chính sách quyết liệt về vaccine cho nhu cầu trong nước đồng thời đóng góp tiền mua 3 triệu liều vaccine cho Cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

Đại sứ Siebber thông tin các công ty dược của Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vaccine cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vaccine về Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.

Đại sứ Siebber nhấn mạnh sẽ chuyển mong muốn của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam về việc thúc đẩy COVAX cung ứng vaccine cho Việt Nam sớm nhất đồng thời thông tin thêm về việc công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc tiếp tục với Bộ Y tế để tìm cách đưa vaccine Moderna về Việt Nam nhanh nhất.

Pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine

Tại cuộc làm việc với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao Chính phủ Pháp đã triển khai các hiệu quả chương trình phòng chống COVID-19 và tiêm chủng vaccine. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn ngoài hỗ trợ qua cơ chế COVAX, phía Pháp cũng có những hỗ trợ khác về vaccine cho Việt Nam.

Hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3, Bộ trưởng mong muốn hai bên hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vaccine.

Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định mối quan hệ hợp tác y tế giữa Pháp và Việt Nam rất lâu đời với những chương trình hợp tác, hỗ trợ song phương, đa phương. Ông ghi nhận những đề xuất về tăng cường trao đổi để tiến tới chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu.

Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vaccine Johnson&Johnson và triển khai tiêm vaccine này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ủng hộ đề xuất nhập khẩu vaccine theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản.

Bộ Y tế cũng tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập vaccine, sử dụng nguồn vaccine này để tiêm cho người lao động trong các doanh nghiệp của Pháp đầu tư ở Việt Nam. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Johnson&Johnson và các công ty có vaccine đã được cấp phép lưu hành tại các nước, mong các đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép tại Việt Nam.

Với hình thức nhập khẩu theo các đơn hàng và sử dụng rộng rãi hơn hoặc cung cấp cho Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định hiện quy trình nhập khẩu, thủ tục hành chính đã được Bộ Y tế cắt giảm tối đa. Trong thời gian từ 5-10 ngày, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt vaccine trong tình trạng cấp bách.

Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam mong muốn tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 mà Pháp đã mua nhưng không sử dụng đến và các nguồn vaccine khác để hỗ trợ cho Việt Nam.

Ngài Nicolas Warnery cho biết sẽ làm việc với các đơn vị để sớm đưa vaccine vào Việt Nam, sau đó sẽ nghiên cứu lựa chọn đối tác để thực hiện việc tiêm chủng.

(Báo Vietnamplus)

4.8/5 - (6 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 9/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn