Thông tin y tế trên các báo ngày 7/4/2021

Dưới đây là một số thông tin y tế đáng chú ý trên các báo ra ngày 07/04/2021, mời quý đọc giả đón đọc:

Ngày Toàn dân hiến máu 7/4: Hiến máu cứu người – Hãy hiến thường xuyên

Đây là thông điệp của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương mong muốn gửi đến cộng đồng và người dân cả nước nhân Ngày Toàn dân hiến máu 7/4.

Ngày 7/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43 về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 7/4 hằng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng cho phong trào hiến máu tình nguyện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Kể từ đó đến nay, ngày 7/4 hằng năm đã trở thành dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người. Đồng thời, khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu thường xuyên, nhờ đó đã tạo được phong trào hiến máu lan tỏa và rộng khắp ở các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Nhân dịp tròn 20 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, ngày 7/4/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước. Trong thư có đoạn: “Vì sức khỏe cộng đồng và vì sức khỏe của chính mình, Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên cứu người để giúp cho mỗi người kiểm tra được sức khỏe của mình, cứu giúp người bệnh, vì một xã hội khỏe mạnh và nhân văn, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững của đất nước”.

Năm 2020, mặc dù hoạt động truyền máu cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu (tương đương gần 1,7 triệu đơn vị máu 250 ml); tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%; tỷ lệ dân số hiến máu đạt gần 1,5 %, góp phần cứu sống hàng ngàn người bệnh cần truyền máu.

Nói về ý nghĩa của việc hiến máu thường xuyên, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khẳng định: “Máu an toàn chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, hiến máu thường xuyên. Việc đảm bảo tuyển chọn, duy trì được nguồn người hiến máu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu máu cho điều trị là một trong những yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở truyền máu, là giải pháp quyết định để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh do lây nhiễm các mầm bệnh”.

Hiến máu thường xuyên, theo TS. Khánh, là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu đều đặn, trung bình mỗi năm 2 lần, sẵn sàng hỗ trợ hiến máu vào những thời điểm khan hiếm máu, theo nhu cầu của các cơ sở truyền máu, không chỉ trong những dịp kỷ niệm đặc biệt. Chỉ có như vậy thì hoạt động hiến máu tình nguyện mới phát triển bền vững, không xảy ra tình trạng thiếu máu theo mùa vụ, thiếu máu theo nhóm máu.

“Hiến máu tình nguyện đã là một điều cao quý, hiến máu tình nguyện mà lại hiến thường xuyên thì tuyệt vời nhất. Những người hiến máu thường xuyên luôn có ý thức giữ sức khỏe, đồng thời tự sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người hiến máu và cả người bệnh được nhận máu. Máu hiến từ những người hiến tặng thường xuyên là chất lượng nhất và an toàn nhất” – TS. Khánh bày tỏ.

Một lý do nữa khẳng định tầm quan trọng của việc hiến máu thường xuyên đó là máu chỉ có thời hạn bảo quản và sử dụng nhất định. Khan hiếm máu đã khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động cấp cứu và điều trị cho người bệnh, nhưng tiếp nhận số lượng máu quá nhiều tại một thời điểm còn khó khăn hơn.

BSCKII. Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết: “Sự mất cân đối giữa lượng máu tiếp nhận và nhu cầu sử dụng máu tùy từng nhóm máu vào một số thời điểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ và sử dụng của máu. Trong khi các chế phẩm máu chỉ có thời hạn bảo quản, lưu trữ nhất định: tối đa là 42 ngày với khối hồng cầu được bảo quản ở nhiệt độ 4 – 8 độ C hay khối tiểu cầu chỉ bảo quản được tối đa 5 ngày ở nhiệt độ phòng 20 – 24 độ C, kèm lắc liên tục”.

(vtv.vn)

Sáng 7/4: Không có ca mới, gần 54.000 người Việt Nam đã tiêm vắc xin COVID-19

Bản tin sáng 7/4 của Bộ Y tế cho hay không thêm ca mắc COVID-19. Việt Nam hiện vẫn có 2.648 bệnh nhân, thế giới hiện ghi nhận gần 133,3 triệu ca mắc. Đến sáng nay có gần 54.000 người Việt đã tiêm vắc xin phòng COVID-19

Có thêm 1.085 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 06/04/2021

Tính đến 16 giờ ngày 06/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 19 tỉnh/Thành phố cho 53.953 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Chi tiết 1.085 người được tiêm tại 7 tỉnh/Thành phố trong ngày 06/04/2021 như sau: Hà Nội: 77 người; Hải Phòng: 73 người; Bắc Ninh: 60 người; Hòa Bình: 24 người; TP. Hồ Chí Minh: 699 người; Bà Rịa Vũng Tàu: 82 người; Gia Lai: 70 người.

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hỏa tốc số 2447/BYT-DP về việc rà soát, thống kê đối tượng ưu tiên tiêm và tiêm miễn phí vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố khẩn trương lập danh sách 10 nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm miễn phí vắc xin COVID-19 trên địa bàn theo đúng tinh thần của Nghị quyết 21/NQ-21 của Chính phủ và thông báo số 47/TB-VPCP của Văn phòng Chính phú.

Số lượng từng nhóm phải gửi về Cục Y tế Dự phòng, các viện Pasteur khu vực trước ngày 15/4 để tổng hợp.

Theo Bộ Y tế đây là cơ sở để Bộ Y tế xây dựng kế hoạch phân phối, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian tới

Tính từ 18h ngày 6/4 đến 6h ngày 7/4: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã trải qua 12h, nước ta tạm thời chưa có thêm bệnh nhân COVID-19. Số bệnh nhân COVID-19 ở nước ta hiện vẫn là 2.648.

  • Tính đến 6h ngày 07/4: Việt Nam có tổng cộng 1603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã qua 53 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng;

  • Hà Nội đã 50 ngày và Hải Phòng 43 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Số ca mắc COVID-19 của thế giới:

  • Cả thế giới có 132.978.603 ca mắc, trong đó 107.232.116 ca đã khỏi bệnh; 2.884.349 ca tử vong và 22.863.138 ca đang điều trị (99.070 ca diễn biến nặng)
  • Trong 12 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 479.538 ca, tử vong tăng 8.505 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 36.701, trong đó:

  • Cách ly tập trung tại bệnh viện: 515
  • Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.366
  • Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.820

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.422/ 2.648 bệnh nhân COVID-19.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 81 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 17 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 9 ca; số ca âm tính lần 3 là 16 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

(suckhoedoisong.vn)

Ra mắt website thông tin về tự kỷ

Sáng 6/4 tại TP.HCM, Tổ chức phi chính phủ Saigon Children’s Charity đã công bố các hợp tác chiến lược với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ tại Việt Nam, ra mắt website thông tin về tự kỷ (www.tukylagi.com), đồng thời giới thiệu sự kiện đi bộ “Thử thách Bước chân” lần thứ ba với chủ đề “Bước chân vì tự kỷ”.

Theo đó, các thành viên của hợp tác chiến lược về tự kỷ bao gồm: Saigon Children’s Charity (saigonchildren), Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, ông Thanh Bùi và các chuyên gia đến từ Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia – Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Phòng khám Đa khoa – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Quốc tế Gia Khang, Bệnh viện Quốc tế CMI, nhóm phát triển Simba và Monstar Lab, Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, và SENIA Vietnam.

Theo ông Damien Roberts (Giám đốc Điều hành Saigon Children’s Charity), hợp tác chiến lược này nhằm mục đích quy tụ các tổ chức và cá nhân là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ người tự kỷ như y tế, trị liệu, giáo dục, chăm sóc và công nghệ. Từ đó, đầu mối về các hoạt động hỗ trợ tự kỷ này có thể hỗ trợ các gia đình có người tự kỷ tìm được sự giúp đỡ kịp thời và phù hợp, đồng thời những tổ chức và cá nhân làm việc trong lĩnh vực tự kỷ cũng dễ dàng phối hợp, cộng tác, tạo đà cho nguồn lực chung hỗ trợ người tự kỷ tại Việt Nam.

Là một tổ chức từ thiện của Anh hoạt động tại Việt Nam với sứ mệnh giúp trẻ em khó khăn xóa bỏ rào cản đến với giáo dục, chương trình Giáo dục đặc biệt của Saigon Children’s Charity hỗ trợ trẻ em tự kỷ thông qua tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho phụ huynh và nhà thực hành, đặc biệt là lớp can thiệp sớm miễn phí cho trẻ tự kỷ đến từ các gia đình khó khăn.

“Rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề khá mới đối với phần đông công chúng. Từ khi làm việc tại Saigon Children’s Charity, với những dự án hỗ trợ trẻ và gia đình có trẻ tự kỷ, chúng tôi nhận thấy những hỗ trợ dành cho các đối tượng này còn rất phân mảnh, và bản thân một tổ chức không thể đảm đương được.

Để cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho người dân Việt Nam, điều quan trọng là phải tập hợp tất cả các bên liên quan đang làm việc để cải thiện nghiên cứu, sư phạm, trị liệu, can thiệp và hỗ trợ trong lĩnh vực quan trọng này.

Với hoạt động đầu tiên, chúng tôi ra mắt website tukylagi.com. Nếu quý vị cần tìm hiểu thêm về rối loạn phổ tự kỷ và phương pháp can thiệp cho người thân của mình, hãy vào trang web tukylagi.com. Và nếu bạn không cần giúp đỡ nhưng muốn hỗ trợ cho các hoạt động chúng tôi, cũng xin hãy vào website để tìm hiểu thêm…”, Giám đốc Điều hành Saigon Children’s Charity chia sẻ.

Theo ông Damien Roberts (Giám đốc Điều hành Saigon Children’s Charity), hợp tác chiến lược này nhằm mục đích quy tụ các tổ chức và cá nhân là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ người tự kỷ như y tế, trị liệu, giáo dục, chăm sóc và công nghệ. Từ đó, đầu mối về các hoạt động hỗ trợ tự kỷ này có thể hỗ trợ các gia đình có người tự kỷ tìm được sự giúp đỡ kịp thời và phù hợp, đồng thời những tổ chức và cá nhân làm việc trong lĩnh vực tự kỷ cũng dễ dàng phối hợp, cộng tác, tạo đà cho nguồn lực chung hỗ trợ người tự kỷ tại Việt Nam.

Tại sự kiện, Saigon Children’s Charity cũng công bố khởi động Thử thách Bước chân 2021 nhằm kêu gọi cộng đồng tham gia thử thách đi bộ trực tuyến để nâng cao nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ, đồng thời mỗi lượt đăng ký cũng trực tiếp đóng góp 130.000 đồng vào các hoạt động hỗ trợ trẻ em tự kỷ có hoàn cảnh khó khăn như đào tạo kiến thức cho phụ huynh và nhà thực hành, cũng như cung cấp khóa trị liệu can thiệp sớm miễn phí cho trẻ.

Người tham gia sẽ chọn các mức thử thách: 50.000, 100.000, 200.000 và 300.000 bước chân để hoàn thành trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký. Cổng đăng ký (bit.ly/thuthachbuocchan) tham gia Thử thách Bước chân sẽ mở đến hết tháng 4/2021.

(thoidai.com.vn)

4.8/5 - (5 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 7/4/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn