Thông tin y tế trên các báo ngày 30/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 30/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 30/6: Thêm 94 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh 62 ca

Bản tin dịch COVID-19 sáng 30/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 94 ca mắc COVID-19 tại 6 tỉnh, thành phố; riêng TP Hồ Chí Minh là 62 ca. Việt Nam ghi nhận tổng cộng 16.507 bệnh nhân. Hiện đã có 3.593.970 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h30 ngày 29/6 đến 6h ngày 30/6 có 94 ca mắc mới (BN16414-16507):

+ 01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Ninh Bình.

+ 93 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (62), Phú Yên (21), Nghệ An (4), Bắc Giang (3), Bình Định (3); trong đó 87 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 30/6:

– Việt Nam có tổng cộng 14.717 ca ghi nhận trong nước và 1.790 ca nhập cảnh.

– Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 13.147 ca, trong đó có 3.990 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 14 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng: Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nam.

– Có 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Quảng Nam, Trà Vinh, Bắc Kạn, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đắk Lắk

– Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.070.425 xét nghiệm cho 7.235.755 lượt người.

Tình hình điều trị:

– Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 284

+ Lần 2: 121

+ Lần 3: 84

– Số ca tử vong: 80 ca.

– Số ca điều trị khỏi: 6.764 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

– 1 CA BỆNH (BN16416) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Ninh Bình: nữ, 55 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngày 18/6/2021, từ Qatar nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay QR976 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Ninh Bình. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 28/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

93 ca ghi nhận trong nước:

– 3 CA BỆNH (BN16414-BN16415, BN16424) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong toả. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

– 4 CA BỆNH (BN16417-BN16418, BN16422-BN16423) ghi nhận tại tỉnh Nghệ An: là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 28/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 3 CA BỆNH (BN16419-BN16421) ghi nhận tại tỉnh Bình Định: có tiền sử đi về từ Quảng Ngãi đã chủ động khai báo y tế và được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 28/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn, Thị xã Hòai Nhơn, tỉnh Bình Định.

– 21 CA BỆNH (BN16425-BN16445) ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. Kết quả xét nghiệm ngày 28/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Trung tâm Y tế Thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

– 62 CA BỆNH (BN16446-BN16507) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 51 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 3 ca liên quan đến chợ Sơn Kỳ – Tân Phú, 1 ca liên quan đến Khu công nghiệp Tân Phú Trung, 1 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 6 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 206.585, trong đó:

– Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.117

– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 48.953

– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 155.515

Thông tin tiêm chủng:

Tính đến 16 giờ ngày 29/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.593.970 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 182.481 người.

Có thêm 91.228 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 29/6/2021, tại 26 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng như sau:

1- Hà Nội: 3.773

2- Nam Định: 311

3- Thanh Hóa: 88

4- Hải Dương: 240

5- Hưng Yên: 132

6- Quảng Ninh: 913

7- Nghệ An: 1.055

8- Hà Tĩnh: 56

9- Lạng Sơn: 2.061

10- Cao Bằng: 794

11- Quảng Trị: 727

12- Thừa Thiên Huế: 81

13- Quảng Nam: 480

14- Quảng Ngãi: 175

15- Ninh Thuận: 682

16- Đắc Lắc: 2.806

17- TP Hồ Chí Minh: 61.284

18- Đồng Nai: 1.147

19- Tiền Giang: 1.852

20- Lâm Đồng: 1.834

21- Tây Ninh: 1.197

22- Cần Thơ: 802

23- An Giang: 511

24- Đồng Tháp: 515

25- Bình Dương: 524

26- Bình Phước: 366

27- BV/Viện/Trường: 4.081

28- BỘ QUỐC PHÒNG: 2.741

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Nghiên cứu cải tiến và rút gọn quy trình tổng hợp thuốc điều trị Covid-19

Các nhà khoa học của Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố nghiên cứu thành công phương pháp mới giúp cải tiến và rút gọn quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir (một loại thuốc điều trị Covid-19) trong phòng thí nghiệm.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hóa học: Trước tình hình cấp bách về thuốc điều trị Covid-19, theo chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 8-2020, Viện Hóa học đã tổ chức một nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ Phòng Hóa dược, Phòng Nghiên cứu phát triển dược phẩm và nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Quang Hưng để xây dựng và triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu quy trình tổng hợp hiệu quả Favipiravir sử dụng trong điều trị Covid-19”.

Sau 6 tháng, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành quy trình tổng hợp Favipiravir trên quy mô phòng thí nghiệm. Hơn thế nữa, trên cơ sở những quy trình đã công bố trước đó, nhóm nghiên cứu đã cải tiến và rút gọn được 4 bước và sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ.

Favipiravir là một thuốc kháng vi rút được sử dụng lâm sàng từ năm 2014 để điều trị bệnh cúm Nhật Bản, Ebola,… Thuốc có cơ chế tác dụng ức chế enzym RNA-polymerase ngăn chặn sự nhân lên của vi rút, tương tự như thuốc chống Covid-19 Remdesivir nhưng dùng được theo đường uống.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 12-2019, để nhanh chóng tìm ra một loại thuốc điều trị, các nhà khoa học đã tiến hành sàng lọc và phát hiện một số thuốc có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của Covid-19 trong đó có Favipiravir. Trên cơ sở đó, từ tháng 2-2020, Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép sử dụng Favipiravir để điều trị Covid-19. Sau đó, các nước Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Italia… cũng lần lượt cấp phép sử dụng loại thuốc này để điều trị Covid-19.

Việc xây dựng thành công quy trình tổng hợp Favipiravir theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ hóa dược, tiến tới tự chủ được nguồn nguyên liệu thuốc điều trị Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến cho biết: “Tới đây, để bổ sung các loại thuốc có khả năng điều trị Covid-19 bên cạnh chiến lược vắc xin, chúng tôi đề xuất tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao quy trình này lên quy mô cao hơn, lập hồ sơ đăng ký thử nghiệm lâm sàng và tiến tới cấp phép sử dụng tại Việt Nam”.

(Báo Hà Nội mới)

5 nhóm người xét nghiệm COVID-19 tăng cường được bảo hiểm y tế chi trả

Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu.

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm SARS-CoV-2 khi tăng cường xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Chi phí xét nghiệm COVID-19 được chi trả dựa trên 2 nguồn, gồm quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước.

Năm nhóm người thuộc diện áp dụng gồm: Bệnh nhân nội trú; người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú; cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh; người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc các nhóm nêu trên.

Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu COVID-19.

Các nhóm trên khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám chữa bệnh được chi trả dựa trên 2 nguồn kinh phí, gồm quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước.

Cụ thể, quỹ bảo hiểm y tế chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm.

Với những người thuộc nhóm trên nhưng không có thẻ bảo hiểm y tế hoặc có thẻ bảo hiểm y tế không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh, kinh phí sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.

Về phương pháp xét nghiệm, các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Giá thanh toán chi phí xét nghiệm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu.

Bộ Y tế cũng quy định tần suất xét nghiệm cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Cụ thế, cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần.

Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú sẽ xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển. Người bệnh chuyển tuyến cũng phải thực hiện xét nghiệm.

Người bệnh đang được điều trị nội trú xét nghiệm định kỳ 7 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị, cần xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng. Người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại sẽ xét nghiệm 1 lần trong trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày.

Đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên, người nhà chăm sóc được 2 lần xét nghiệm.

Sáng 30/6, Bộ Y tế cho biết từ ngày 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.070.425 xét nghiệm cho 7.235.755 lượt người.

(Báo Vietnamplus)

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 30/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn