Thông tin y tế trên các báo ngày 26/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 26/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 26/6: Việt Nam đã có 15.115 bệnh nhân COVID-19; thực hiện hơn 3 triệu mũi tiêm vắc xin

Bản tin dịch COVID-19 sáng 26/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 15 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh đã đăng ký bổ sung mã bệnh nhân 563 ca bệnh. Tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam đến nay là 15.115. Hơn 3 triệu mũi tiêm phòng vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng cho người dân.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 19h ngày 25/6 đến 6h ngày 26/6 có 15 ca mắc mới (BN15101-15115):

– 02 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hoà.

– 13 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (5), Tây Ninh (5), Long An (2), Thái Bình (1); trong đó 05 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

– TP. Hồ Chí Minh đã đăng ký bổ sung mã bệnh nhân cho 563 ca bệnh (BN14538-BN15100) tối 25/6.

Tính đến 6h ngày 26/6:

– Việt Nam có tổng cộng 13.364 ca ghi nhận trong nước và 1.751 ca nhập cảnh.

– Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 11.794 ca, trong đó có 3.175 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 14 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng: Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Hải Dương.

– Có 12 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Nam, Trà Vinh, Bắc Kạn, Gia Lai, An Giang, Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa.

– Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.799.871 xét nghiệm cho 6.516.009 lượt người.

Tình hình điều trị:

– Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 388

+ Lần 2: 126

+ Lần 3: 137

– Số ca tử vong: 74 ca.

– Số ca điều trị khỏi: 5.949 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

02 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

– 2 CA BỆNH (BN15107-BN15108) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Khánh Hòa. Ngày 02/6/2021, từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VJ2541 và được cách ly ngay sau nhập cảnh tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 24/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

13 ca ghi nhận trong nước

– 1 CA BỆNH (BN15101) ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; là F1 của BN14463. Kết quả xét nghiệm ngày 25/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

– 5 CA BỆNH (BN15102-BN15106) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong toả liên quan đến ổ dich tại huyện Lục Ngạn gồm: 03 ca tại xã Thanh Hải, 01 ca tại xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn và 01 ca tại xã Tân thanh, huyện Lạng Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 25/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– 2 CA BỆNH (BN15109-BN15110) ghi nhận tại tỉnh Long An: 1 ca liên quan đến BN13949, 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 24/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Long An.

– 5 CA BỆNH (BN15111-BN15115) ghi nhận tại tỉnh Tây Ninh: đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 24/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 175.695, trong đó:

– Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.017

– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 41.106

– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 132.572

Thông tin tiêm chủng:

Tính đến 16 giờ ngày 25/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.087.580 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 150.316 người.

Có thêm 167.646 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 25/6/2021 tại 32 tỉnh/TP như sau:

1- Hà Nội: 3.427

2- Hải Phòng: 7

3- Nam Định: 1.845

4- Hà Nam: 84

5- Thanh Hóa: 386

6- Hải Dương: 47

7- Hưng Yên: 192

8- Quảng Ninh: 801

9- Nghệ An: 3.142

10- Cao Bằng: 773

11- Sơn La: 660

12- Thừa Thiên Huế: 457

13- Quảng Nam: 2.194

14- Quảng Ngãi: 4.339

15- Bình Định: 55

16- Ninh Thuận: 1.514

17- Bình Thuận: 168

18- Kon Tum: 850

19- Đắc Lắc: 4.109

20- Đắc Nông: 173

21- TP Hồ Chí Minh: 120.700

22- Bà Rịa Vũng Tàu: 1.453

23- Đồng Nai: 1.635

24- Tiền Giang: 758

25- Long An: 84

26- Lâm Đồng: 4.193

27- Tây Ninh: 210

28- Cần Thơ: 2.210

29- An Giang: 668

30- Bình Dương: 2.373

31- Bình Phước: 1.782

32- Bạc Liêu: 87

33- BV/Viện/Trường: 1.577

34- BỘ QUỐC PHÒNG: 4.693

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Hà Nội: Sẵn sàng cho các đợt tiêm vắc xin tiếp theo với quy mô lớn hơn

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Thông báo số 358-TB/TU ngày 21-6-2021, kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố, tại cuộc họp ngày 21-6-2021.

Theo đó, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và các ngành liên quan phối hợp với các quận, huyện, thị xã truy vết, phát hiện, khoanh vùng, xét nghiệm sớm đối với các trường hợp liên quan vùng dịch; triển khai quyết liệt các phương án bảo đảm an toàn sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất…, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại những khu vực, cơ sở có nguy cơ; xét nghiệm cho người về từ các tỉnh, thành phố có dịch bệnh đang diễn biến phức tạp…

Bên cạnh đó, tiếp tục siết chặt việc quản lý, đặc biệt là tại các khu cách ly tập trung các trường hợp nhập cảnh, bảo đảm giãn cách; tuyên truyền, vận động người dân trong khu cách ly chấp hành nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch Covid-19 để tránh lây nhiễm chéo. Siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt là tại các bệnh viện đang được phân công điều trị F0 nhằm hạn chế mức thấp nhất việc lây nhiễm chéo.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tiêm vắc xin đợt 3, đợt 4 và xây dựng kế hoạch cụ thể sẵn sàng cho các đợt tiêm tiếp theo, dự kiến với quy mô lớn hơn, bảo đảm tiến độ, an toàn, hiệu quả và đúng đối tượng. Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về chiến lược phòng, chống dịch của thành phố, đó là “5K + vắc xin + công nghệ”; tuyên truyền về lợi ích của vắc xin phòng bệnh để người dân sẵn sàng phối hợp với các cơ quan triển khai tiêm vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện tiêm vắc xin.

Bên cạnh việc thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố về việc nới lỏng, cho phép được hoạt động trở lại đối với một số dịch vụ…, Thường trực Thành ủy thống nhất báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục kích hoạt 15 đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy về kiểm tra công tác phòng, chống dịch và các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2021 trên địa bàn thành phố; đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm…

(Báo Hà Nội mới)

Y tế Thủ đô phải chống dịch ở mức độ cảnh báo cao hơn các tỉnh, thành phố

Ngành y tế Thủ đô phải chống dịch ở mức độ cảnh báo cao hơn các tỉnh, thành phố trên một mức vì Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị và thủ đô của cả nước

Hôm qua (25/6), Đoàn Công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19 và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế TP Hà Nội, đại diện các bệnh viện đầu ngành của Hà Nội và các bệnh viện được phân công điều trị bệnh nhân COVID-19 của Tp Hà Nội.

Công suất xét nghiệm của Thủ đô đạt 38.000 mẫu/ngày

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, UBND thành phố đã ban hành phương án đáp ứng 1000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19. Sở Y tế Hà Nội đã phân công 3 bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận cách ly điều trị người bệnh COVID-19 là BV Đức Giang, BV Bắc Thăng Long, BV Thanh Nhàn.

Tổng số ca dương tính tiếp nhận và điều trị từ tại 3 bệnh viện tại là 277 bệnh nhân, trong đó có 129 trường hợp đã khỏi bệnh và ra viện, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Về công tác tiêm chủng Sở Y tế Hà Nội đã hoàn thành việc tiêm chủng đợt 1 và đợt 2, số ca phản ứng bất lợi là 23 trường hợp đã được cấp cứu kịp thời. Đợt 3 đã tiêm được trên 82.000 liều, có 1 trường hợp tử vong sau 39 giờ tiêm chủng, chưa rõ nguyên nhân ( hiện đang được điều tra, tìm hiểu nguyên nhân).

Trong tuần, Sở tiếp tục tiếp nhận thêm 43.000 liều do Bộ Y tế cấp đợt 4. Hiện Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tiêm chủng tại 133 điểm tiêm chủng của các bệnh viện, Trung tâm y tế trong đó có 24 điểm tiêm tiếp nhận các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng (cần phải tiêm trong bệnh viện).

Theo phương án xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng với mục tiêu có thể tiêm 200.000 liều/ngày, Sở Y tế đang dự kiến thành lập 100 KÍP cấp cứu (1 bác sỹ, 02 điều dưỡng) để phục vụ công tác cấp cứu tại các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, sẵn sàng ứng trực cấp cứu và vận chuyển người có diễn biến nặng đến bệnh viện.

Về năng lực xét nghiệm, đạt công suất 38.000 mẫu/ngày. Trong thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội cũng cử 27 cán bộ y tế hỗ trợ ngành y tế Bắc Giang và hỗ trợ công tác xét nghiệm cho huyện Lạng Giang- Bắc Giang.

Sở Y tế Hà Nội cũng đề xuất với Bộ Y tế sớm có hướng dẫn việc thành lập, vận hành, giải thể bệnh viện dã chiến phòng chống dịch để kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị trong trường hợp cần thiết.

Y tế Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch với kịch bản 3.000- 5.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19

Sau khi nghe ý kiến của các bệnh viện điều trị COVID-19 của Hà Nội, các ý kiến góp ý của các thành viên trong đoàn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định, ngành y tế Thủ đô phải chống dịch cao hơn các tỉnh, thành phố trên một mức vì Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị và thủ đô của cả nước.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hoan nghênh Sở Y tế Hà Nội trong thời gian qua đã nỗ lực trong phòng chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo công tác y tế các sự kiện trọng đại của đất nước như Đại hội XIII của Đảng, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp…

Trong giai đoạn đầu, ngành y tế Hà Nội không phải điều trị một ca dương tính COVID-19 nào mà đều chuyển về BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2. Trước tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành y tế Hà Nội phải thực hiện 4 tại chỗ, chủ động tích cực trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 tại 3 bệnh viện và dự kiến có thêm một số bệnh viện khi dịch bùng phát.

Để tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, Đoàn công tác đề nghị Sở Y tế Hà Nội tiếp tục xây dựng kế hoạch với kịch bản 3.000- 5.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19. Cùng với đó, Sở Y tế cần rà soát nguồn nhân lực từng chuyên ngành, trong đó có chuyên ngành về hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, lọc máu, ECMO…để có kế hoạch đào tạo, phân công và điều chuyển nhân lực.

Các bệnh viện cần tham gia các buổi hội chẩn quốc gia Teleheath để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19.

Đối với viện an toàn tiêm chủng, Sở Y tế tiếp tục tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho từng người cán bộ tiêm chủng, bên cạnh đó cần sàng lọc trước tại khu dân cư, khu công nghiệp, trường học… các đối tượng được tiêm chủng để lọc ra các đối tượng có bệnh nền, có tiền sử dị ứng phải được tiêm ở BV; Hướng dẫn cụ thể người tiêm chủng theo dõi các phản ứng, các dấu hiệu cảnh báo sau  khi được tiêm chủng.

Đối với công tác xét nghiệm Sở Y tế cần tiếp tục mở rộng và nâng cao năng lực xét nghiệm, đào tạo cán bộ lấy mẫu….

Tiếp thu những góp ý của Đoàn Công tác, TS Trần Thị Nhị Hà- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngành y tế nỗ lực thực hiện những hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế, đặc biệt là những hướng dẫn cụ thể của Cục quản lý Khám, chữa bệnh.  Sở Y tế sẽ xây dựng phương án 3.000-5.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc trong chiến dịch tiêm chủng để đảm bảo công tác tiêm chủng đạt mục tiêu an toàn, nhanh, số lượng lớn.

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Hà Nội xét nghiệm Covid-19 lái xe đường dài về từ TP Hồ Chí Minh

Ngày 25-6, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã tổ chức họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.

Tính đến ngày 25-6 là ngày thứ 11, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Hiện, chỉ còn ba quận, huyện gồm: Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn có ca bệnh chưa qua 14 ngày. Cộng dồn từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 130 ca bệnh ngoài cộng đồng; đã xét nghiệm được 204.717 mẫu; xét nghiệm ngẫu nhiên cho các hành khách tại tất cả chuyến bay từ Tân Sơn Nhất về Nội Bài với tổng số 949 mẫu.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh khẳng định, đến nay, các ổ dịch trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát, tuy nhiên tình hình dịch vẫn ở mức nguy cơ cao, bởi tình hình dịch ở thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác vẫn diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc chưa rõ yếu tố dịch tễ, và còn tâm lý lơ là, chủ quan của một số người dân.

Để tiếp tục ngăn chặn dịch hiệu quả, ngoài các công việc đã triển khai, Sở Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Duy trì chế độ trực 24/24/7, sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp truy vết, khoanh vùng.

Sở sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại những nơi có nguy cơ; siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh, khu công nghiệp, khu cách ly tập trung; lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng lái xe đường dài về từ thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy, việc nới lỏng các hoạt động cần kèm theo việc siết chặt công tác kiểm tra, giám sát để giữ chặt thành quả của công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch các địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc trong chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ, đặc biệt là tăng cường kiểm tra để các hoạt động được thực hiện theo đúng chỉ đạo chung.

Để bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội, đề nghị các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của trung ương, thành phố về phòng, chống dịch. Kiên quyết không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của dịch đối với đời sống nhân dân, không lơ là, chủ quan nhưng cũng không mất bình tĩnh, hoang mang, lo lắng; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Đồng chí Chử Xuân Dũng cũng đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống dịch trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; tuyên truyền tới người dân về việc hưởng ứng Quỹ vaccine phòng Covid-19, tuyệt đối không được vận động, áp đặt sự đóng góp của người dân.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành, đơn vị cần duy trì trực 24/24/7, sẵn sàng kích hoạt các biện pháp truy vết, khoanh vùng khi có ca bệnh mới, xử lý nhanh nhất các ổ dịch mới phát sinh.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm quy định bảo đảm an toàn, không để lây nhiễm dịch tại bệnh viện; tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc tại các khu vực và các trường hợp có nguy cơ; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và các phản ứng sau tiêm.

(Báo Nhân dân)

4.8/5 - (6 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 26/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn