Thông tin y tế trên các báo ngày 24/4/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 24/4, mời quý đọc giả đón đọc:

Thủ tướng yêu cầu hạn chế tập trung đông người

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Ở một số nước láng giềng có chung đường biên giới với nước ta, dịch bệnh đang bùng phát mạnh trên diện rộng. Trong nước, tuy đã được kiểm soát tốt, song nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép.

Thủ tướng lưu ý, đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, xuất hiện hiện tượng ngại tiêm vắc xin phòng bệnh.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên phạm vi quản lý. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chính về việc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn; báo cáo cấp ủy cùng cấp để thống nhất chỉ đạo.

Bộ trưởng Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn, chủ động tham mưu, đề xuất các vấn đề liên ngành, vượt thẩm quyền; đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả.

Hạn chế sự kiện, tập trung đông người

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần quyết liệt chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm các biện pháp.

Đó là, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi và trên địa bàn quản lý, nhất là tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở du lịch, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe…; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm phòng, chống dịch.

Chủ động cập nhật, hoàn chỉnh các phương án sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch.

Trường hợp phát hiện ca bệnh, phải tập trung chỉ đạo, áp dụng ngay các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội phải theo phương châm thiết thực, hiệu quả; bảo đảm an toàn nhưng không để sản xuất, kinh doanh bị đình trệ ở quy mô quá mức cần thiết; hạn chế tối đa tác động bất lợi đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn… theo đúng quy định.

Bộ Y tế được giao rà soát, hoàn chỉnh các phương án phòng, chống dịch ở quy mô quốc gia, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh.

Tăng cường tầm soát chủ động, xét nghiệm trên diện rộng đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp và các trường hợp khác có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.

Các Bộ Quốc phòng, Công an, UBND tỉnh, thành tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyến biên giới.

Tăng cường hoạt động rà soát, phát hiện nhanh các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp nhập cảnh trái phép, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là biên giới Tây Nam.

(vietnamnet.vn)

Cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mùa lễ hội

Tình hình dịch COVID-19 ngoài nước và nhập cảnh trái phép đang diễn biến phức tạp. Ở trong nước, nguy cơ dịch bệnh rất lớn khi nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người sẽ được tổ chức.

Sáng 23-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM và 10 tỉnh, thành khu vực phía Nam có đường biên giới gồm: Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh… về kiểm soát tình hình dịch COVID-19.

108 trường hợp nhập cảnh trái phép trong một tháng

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo cho đến nay đã phát hiện 246 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 72 ca mắc trong cộng đồng, 74 trường hợp nhập cảnh và đã điều trị hết cho 222 trường hợp. TP đã trải qua 69 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Bốn tháng qua, TP đã phát hiện nhiều ca nhập cảnh trái phép, trong đó có bốn ca dương tính với SARS-CoV-2. Gần đây nhất là ba người từ Campuchia về, có thời gian tạm trú ngắn tại TP.HCM, may mắn là cả ba người đã có xét nghiệm âm tính.

Liên quan đến tình hình tiêm vaccine ngừa COVID-19, theo ông Bỉnh, TP đang gấp rút triển khai việc tiêm vaccine đảm bảo an toàn, chất lượng và đúng tiến độ cho nhóm đối tượng ưu tiên.

Trước tình hình người nhập cảnh trái phép, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết TP sẽ chủ động phối hợp  với các địa phương có đường biên giới để có các biện pháp phòng chống dịch.

Người đứng đầu TP nêu thông tin chỉ trong vòng một tháng qua, TP đã phát hiện 108 trường hợp nhập cảnh trái phép. “Đây là hành vi không chấp hành pháp luật, tạo độ lây lan dịch nguy hiểm khôn lường nếu không phát hiện kịp thời” – chủ tịch TP nêu. Do đó, chủ tịch TP đề nghị có biện pháp chế tài hết sức mạnh mẽ, kiên quyết, cần thiết truy tố các đối tượng nhập cảnh trái phép để có tác dụng răn đe.

Trốn càng lâu, xử lý càng nặng

Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tình hình dịch COVID-19 ở khu vực châu Á đang diễn biến phức tạp, chỉ trong tuần qua, số ca mắc mới đã tăng lên hơn 30%. Ở trong nước, nguy cơ dịch bệnh rất lớn khi mùa du lịch, lễ hội bắt đầu sôi động. Sắp tới, nhiều sự kiện, lễ hội tập trung đông người sẽ được tổ chức như dịp 30-4, 1-5, bầu cử… Tâm lý xã hội chủ quan sau thời gian dài không có ca nhiễm trong cộng đồng.

Do đó, phó thủ tướng đề nghị cần “siết” lại biện pháp chống dịch ở mọi mặt, trước hết là kiểm soát chặt tình hình người nhập cảnh. Theo phó thủ tướng, cần tiếp tục đưa người về trên tinh thần không chỉ cách ly an toàn mà kể cả theo dõi sau cách ly, đặc biệt tăng cường kiểm soát ở vùng biên giới.

(plo.vn)

Hai người nhập cảnh tại Yên Bái và Thái Bình mắc Covid-19

Theo thông tin từ Bộ Y tế sáng 24/4, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 mới được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Trong đó, một người là chuyên gia Ấn Độ được ghi nhận tại Yên Bái và hiện được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Hà Nội).

Trường hợp còn lại từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam và hiện được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 39.191. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 518; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 23.688 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 14.985.

Tính đến hết ngày 22/4, Việt Nam đã tiêm chủng vaccine Covid-19 cho 128.610 người là cán bộ, nhân viên y tế. Riêng trong ngày 22/4, 20.203 người đã được tiêm vaccine tại 25 tỉnh, thành phố và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

(zingnews.vn)

Tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đồ chay

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3537/VP-KGVX đề nghị các sở, ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng về tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đồ chay.

Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đồ ăn chay. Trong đó cho biết, thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm chay tăng cao, dẫn đến có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay hoạt động rất đa dạng. Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình nên điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn hạn chế về nhà xưởng, trang thiết bị và thực hành chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển. Rủi ro lạm dụng hóa chất, phụ gia cũng như nhiễm vi sinh vật dẫn đến sinh ra độc tố là rất cao như vụ ngộ độc khi sử dụng Pate Minh chay năm 2020, sản phẩm chay tháng 3-2021 tại Bình Dương…

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan ở địa phương: Phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay. Không dùng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng và đúng liều lượng quy định. Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nhân, xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên HACCP, đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ tại công đoạn tiệt trùng (thời gian, nhiệt độ tiệt trùng); điều kiện bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ sản phẩm.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng những lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nói chung, thực phẩm chay nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua, sử dụng sản phẩm được bảo quản đúng như công bố trên nhãn của nhà sản xuất (về nhiệt độ, cách thức bảo quản sản phẩm, hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng thực phẩm an toàn…). Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán sản phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua, tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Về việc trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng giao Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố) chủ trì, phối hợp các sở: NN&PTNT, Công Thương, Cục Quản lý thị trường Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai nội dung tại văn bản nêu trên theo thẩm quyền; báo cáo các bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương và UBND thành phố kết quả triển khai thực hiện.

(phapluatxahoi.vn)

4.9/5 - (8 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 24/4/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn