Thông tin y tế trên các báo ngày 12/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 12/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 12/6: Thêm 68 ca mắc COVID-19 trong nước, Việt Nam vượt mốc 10.000 bệnh nhân

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế sáng 12/6 cho biết có thêm 68 ca mắc COVID-19 trong nước tại 5 tỉnh, thành phố, nâng tổng số ca mắc trên cả nước đến nay lên 10.048 trường hợp. Thế giới chạm mốc gần 176 triệu ca.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 11/6 đến 6h ngày 12/6 có 68 ca mắc mới (BN9981-10048):

  • 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
  •  68 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (29), TP. Hồ Chí Minh (20), Tiền Giang (10), Bắc Ninh (8), Lạng Sơn (1); trong đó 64 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 12/6:

Việt Nam có tổng cộng 8.418 ca ghi nhận trong nước và 1.630 ca nhập cảnh.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 6.848 ca.

Có 21 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.957.231 mẫu cho 4.266.651 lượt người.

Tình hình điều trị:

  • Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

Lần 1: 368

Lần 2: 105

Lần 3: 61

  • Số ca tử vong: 57 ca.
  • Số ca điều trị khỏi: 3.804 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

CA BỆNH BN9981 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nữ, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; là F1 của BN3988, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

CA BỆNH BN9982, BN9987, BN9992-BN10018 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN9983-BN9986, BN9988-BN9991 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 7 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 1 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN10019-BN10038 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 8 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 8 ca là các trường hợp F1, 4 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN10039-BN10048 ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang: là F1 của BN9754, BN9756, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 188.678, trong đó:

  • Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.355
  • Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 34.192
  • Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 152.131

Thông tin tiêm chủng:

Tính đến 16 giờ ngày 11/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 3 đợt tại các tỉnh/TP với 1.445.723 liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 53.127 người.

Có thêm 31.071 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 11/6/2021 tại 23 tỉnh/TP như sau:

1- Hà Nội: 468

2- Hải Phòng: 203

3- Hà Nam: 1.041

4- Bắc Ninh: 13.717

5- Hải Dương: 2.897

6- Hà Tĩnh: 588

7- Lạng Sơn: 348

8- Yên Bái: 1.277

9- Lào Cai: 884

10- Sơn La: 491

11- Quảng Bình: 187

12- Quảng Trị: 117

13- TT- Huế: 1.832

14- Tp. Đà Nẵng: 119

15- Quảng Ngãi: 59

16- Bình Định: 1.150

17- Khánh Hòa: 404

18- Kon Tum: 1.021

19- Gia Lai: 340

20- TP. Hồ Chí Minh: 1.149

21- Sóc Trăng: 2.055

22- Vĩnh Long: 1.720

23- Bình Phước: 92

24- Các đơn vị TƯ tại Hà Nội: 2.016

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

Bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội tử vong

Sáng 12/6, Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về ca tử vong số 58: BN4118, nữ, 64 tuổi, có địa chỉ tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Bệnh nhân có tiền sử ung thư phổi phát hiện tháng 10/2020, đã phẫu thuật cắt phổi trái và điều trị hóa trị 5 lần.

Bệnh nhân điều trị hóa chất đợt thứ 5 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ngày 14/5/2021 được xét nghiệm SARS-CoV-2 và cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được điều trị tích cực, tuy nhiên tình trạng tiến triển nặng dần, suy hô hấp, được đặt ống thở máy ngày 25/5.

Bệnh nhân được điều trị hồi sức: Thở máy, kháng sinh phổ rộng kết hợp thuốc kháng nấm, chăm sóc toàn diện. Tuy nhiên, do bệnh nhân đang điều trị hoá chất ung thư nên suy giảm hệ miễn dịch, đáp ứng điều trị kém, chức năng hô hấp không cải thiện; cấy đờm, dịch phế quản ra vi khuẩn đa kháng và nấm candida. Bệnh nhân được tiên lượng tử vong cao, đã được hội chẩn toàn viện và gia đình xin chăm sóc giảm nhẹ.

Bệnh nhân tử vong ngày 11/6/2021.

Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2 trên bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị hoá chất.

(Báo Kinh tế & đô thị)

Tiếp tục nghiên cứu, sản xuất vaccine “made in Việt Nam”

Để đáp ứng nhu cầu sử dung vaccine trong nước, ngoài việc nhập khẩu vaccine, Bộ Y tế Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine “made in Việt Nam”.

2 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19

Theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19.

Một là, 1 ứng viên vaccine đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 3 là vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen.

Do điều kiện cấp thiết về vaccine phòng chống dịch bệnh, để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu nhằm sớm có vaccine phục vụ công tác phòng chống dịch, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã tổ chức các cuộc họp, thảo luận kỹ và thống nhất cho phép triển khai gối đầu TNLS giai đoạn 3, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng các quy định chặt chẽ về tính khoa học, đảm bảo chất lượng vaccine.

Ngày 11/6/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2899/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nanocovax phòng Covid-19.

Tổ chức nhận TNLS là Học viện Quân Y và Viện Pasteur TP HCM; địa điểm triển khai tại Học viện Quân Y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur TP HCM, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu;

Đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.

Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu TNLS giai đoạn 3 dự kiến khoảng 13.000 người để đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vaccine (bao gồm 1.000 đối tượng để đánh giá giữa kỳ về tính an toàn và sinh miễn dịch).

Hai là, 1 ứng viên vaccine phòng Covid-19 khác đang TNLS giai đoạn 1 là vaccine COVIVAC của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang.

Hiện vaccine này đang triển khai TNLS giai đoạn 1. Báo cáo giũa kỳ giai đoạn 1 để chuyển tiếp nghiên cứu giai đoạn 2 tại Thái Bình.

Quy mô sản xuất trên nền cơ sở vật chất hiện có:

IVAC dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều vaccine/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư;

Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20 -30 triệu liều vaccine/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư.

Để nâng công suất các nhà sản xuất cần đầu tư thêm các trang thiết bị chuyên dụng và mở rộng nhà xưởng.

Nghiên cứu chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài

Ngày 7/5/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng Covid-19.

Tập đoàn VinGroup đã thảo luận, đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 từ tinh chất mRNA (vaccine này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất 5 mg, có khả năng bảo vệ cao (dựa trên kết quả TNLS giai đoạn 1, 2), có nhiệt độ bảo quản 20C – 80C, hiện tại vaccine đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 1, 2).

Nhà máy do Vingroup đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều/ năm dự định bắt đầu sản xuất từ Quý 4/2021 hoặc Quý 1/2022.

Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC) đã hỗ trợ liên hệ với Công ty sản xuất vaccine của Nhật Bản theo công nghệ tiên tiến.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

VABIOTECH cũng đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine phòng Covid-19 Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

(Báo Kinh tế & đô thị)

5/5 - (7 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 12/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn