Chuyên gia giải đáp nước bọt có tính kiềm hay axit?

Mỗi ngày chúng ta tiết ra tới 1,5 lít nước bọt. Mặc dù nước bọt có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm tới nó. Vậy nước bọt có tính kiềm hay axit và nó có lợi ích gì với sức khỏe?

Những lợi ích của nước bọt với sức khỏe

Để biết nước bọt có tính kiềm hay axit, trước hết bạn cần biết nước bọt là gì. Nước bọt hay còn có tên gọi là nước miếng, nước dãi được tiết ra bởi tuyến nước bọt nằm trong khoang miệng. Nước bọt là hỗn hợp có chứa chất nhầy, chất dịch chứa enzyme ptyalin hỗ trợ tiêu hóa và lysozyme có tác dụng diệt vi khuẩn, giúp bảo vệ vùng miệng khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt nằm trong khoang miệng
Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt nằm trong khoang miệng

Dưới đây là những lợi ích cụ thể của nước bọt:

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn: Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, nước bọt sẽ giúp làm ướt thức ăn. Dịch nhầy trong nước bọt hoạt động như một chất bôi trơn sẽ được trộn lẫn vào thức ăn khi chúng ta nhai và giúp thức ăn di chuyển đến họng và dạ dày dễ dàng hơn.
  • Ngoài ra, trong nước bọt còn chứa enzyme ptyalin có tác dụng thủy phân tinh bột trong thức ăn thành các loại đường giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Bảo vệ răng miệng: Nước bọt giúp làm sạch khoang miệng, cuốn trôi vi khuẩn, thức ăn thừa trên răng, trung hòa axit, từ đó giúp bảo vệ răng khỏi nguy cơ sâu răng. Nếu không có nước bọt, miệng bạn sẽ bị hôi và dễ mắc các bệnh răng miệng hơn.
  • Cầm máu: Đây là tác dụng ít người biết của nước bọt. Khi khoang miệng bị tổn thương hoặc chảy máu, nước bọt sẽ hỗ trợ quá trình cầm máu nhờ chứa protein SLPI có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Nước bọt chống lão hóa: Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nước bọt có chứa các loại hormone và IgA giúp làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể và tăng cường tuổi thọ. Đây cũng chính là lý do vì sao người xưa thường ví nước bọt như dòng suối dưỡng sinh.
  • Giúp vết thương mau lành: Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn và cầm máu nên nó còn có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương.
  • Giúp phát hiện một số căn bệnh: Dựa vào màu sắc và một số thành phần có trong nước bọt, bác sĩ có thể phát hiện được một số căn bệnh thông qua xét nghiệm nước bọt như ung thư miệng, viêm nướu, trào ngược dạ dày thực quản…

Vậy nước bọt có tính kiềm hay axit?

Nước bọt có tính kiềm hay axit là thắc mắc của nhiều người. Theo giải đáp của chuyên gia, nước bọt có độ pH từ 6.4 – 6.8, do vậy nước bọt có tính axit nhẹ. Để đo độ pH của nước bọt, nha sĩ có thể sử dụng giấy quỳ hoặc dung dịch đo pH.

Nước bọt có tính kiềm hay axit là thắc mắc của nhiều người
Nước bọt có tính kiềm hay axit là thắc mắc của nhiều người

Độ pH của nước bọt cũng như độ pH trong cơ thể có thể thay đổi do các yếu tố như chế độ ăn uống, các bệnh lý ở đường tiêu hóa, căng thẳng, stress…Việc xác định độ pH trong nước bọt có nhiều lợi ích. Bởi nếu độ pH trong nước bọt không ổn định thì vi khuẩn có thể sinh sôi trong miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, độ pH của nước bọt có thể thay đổi tùy vào loại thực phẩm mà bạn ăn. Nếu ăn nhiều thực phẩm giàu arginine như thịt đỏ, thịt gia cẩm để giảm tính axit của nước bọt.Thông thường, nước bọt được tuyến nước bọt tiết ra với một lượng vừa phải để tiêu hóa thức ăn và bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, nếu nước bọt tiết ra quá nhiều thì bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: Trào ngược dạ dày, viêm tụy, bệnh gan, bệnh răng miệng, viêm tuyến nước bọt, do mọc răng… Do vậy, khi có tình trạng tăng tiết nước bọt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, để tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trên răng, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho miệng và giúp khoang miệng được sạch sẽ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, thực hiện các biện pháp kiểm soát căng thẳng để nồng độ axit trong nước bọt không bị thay đổi.
  • Nên đến gặp bác sĩ nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra răng miệng và hoạt động của tuyến nước bọt?

Giải pháp nào giúp mang đến lợi ích sức khỏe tương tự như nước bọt?

Nước bọt có tính kiềm hay axit chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Tuy có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng lượng nước bọt mà tuyến nước bọt sản xuất ra có hạn,  do vậy bạn có thể tìm một số giải pháp để thay thế nước bọt nhưng vẫn tốt cho sức khỏe.

Uống nước ion kiềm giúp làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể
Uống nước ion kiềm giúp làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể

Theo các chuyên gia, nước ion kiềm là giải pháp thay thế hoàn hảo cho nước bọt. Nước ion kiềm hay còn gọi là nước điện giải giàu hydro được sản xuất dựa trên công nghệ điện phân tiên tiến của Nhật Bản. Nước ion kiềm sở hữu nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe như giàu tính kiềm, tính chống oxy hóa, cấu trúc phân tử siêu nhỏ và giàu vi khoáng.Tính kiềm trong nước ion kiềm tương tự như trong các loại rau xanh nên giúp cân bằng pH trong cơ thể, phòng ngừa một số bệnh lý do tăng tiết axit gây ra. Nước ion kiềm cũng chứa hydro phân tử có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên nó giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý mãn tính hiệu quả.Cấu trúc phân tử siêu nhỏ của nước ion kiềm cũng giúp các phân tử nước đi vào tế bào nhanh hơn nên giúp quá trình vận chuyển dinh dưỡng và thải độc diễn ra dễ dàng.Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi nước bọt có tính kiềm hay axit và lợi ích của nước bọt với sức khỏe. Nước bọt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe, do vậy nếu tiết quá ít hoặc quá nhiều nước bọt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nguồn: https://tongkhodiengiai.vn/nuoc-bot-co-tinh-kiem-hay-axit-2205.html

Bình luận

Chuyên gia giải đáp nước bọt có tính kiềm hay axit?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn