Giải đáp thắc mắc muối có tính kiềm hay axit?

Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong nhiều món ăn, muối còn có nhiều lời ích với sức khỏe và sắc đẹp. Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp và thận. Để biết cách dùng muối đúng cách và muối có tính kiềm hay axit, bạn có thể đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Những lợi ích của muối với cơ thể

Trước khi trả lời muối có tính kiềm hay axit bạn cần hiểu rõ tác dụng của muối với cơ thể. Muối mà chúng ta ăn hàng ngày có công thức hóa học là Nacl. Muối thường được khai thác từ nước biển hoặc được lấy từ mỏ muối dưới lòng đất. Ngoài ra, muối còn có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như hải sản, thịt, cá biển..Muối tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể nên chúng ta không thể sống mà thiếu muối. Dưới đây là một số lợi ích của muối với cơ thể bạn nên biết:

  • Giữ cân bằng nước trong cơ thể

Muối có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, duy trì áp lực thẩm thấu và điện giải tế bào. Thiếu muối có thể giảm natri máu, phù tay chân do mất nước.

  • Cân bằng điện giải trong cơ thể

Cơ thể cần nhiều chất điện giải như canxi, natri, kali.. Tuy nhiên, những vi chất này cần được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên bổ sung đủ muối để cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi nồng độ điện giải được cân bằng bạn ít có nguy cơ bị rối loạn hơn.

Muối có tính kiềm hay axit là thắc mắc của nhiều người dùng
Muối có tính kiềm hay axit là thắc mắc của nhiều người dùng
  • Phòng chống tình trạng thiếu i ốt

Một trong những cách đơn giản để bổ sung i ốt cho cơ thể là sử dụng muối i ốt. I ốt là khoáng chất quan trọng để sản sinh hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản sinh ra i ốt, do đó việc bổ sung i ốt thông qua chế độ ăn hàng ngày có vai trò quan trọng. Thiếu i ốt có thế gây bệnh tuyến giáp, từ đó khiến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể bị ảnh hưởng.

  • Điều hòa huyết áp

Khoáng chất natri trong muối có tác dụng điều hòa huyết áp trong cơ thể. Nếu chế độ ăn thiếu natri bạn có thể bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều muối vì nó có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận.

  • Sát trùng vết thương

Pha loãng nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương có thể sát trùng vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Tăng cường vị giác

Muối là gia vị được sử dụng từ lâu đời để tăng hương vị của món ăn. Khi chế biến, muốn để thịt thơm ngon và có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể thêm một chút muối vào trước. Ngược lại, khi nấu canh xương, bạn nên ninh xương trước sau đó mới cho muối vào để nước xương trong và ngon hơn.

  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Do có đặc tính sát trùng, kháng viêm nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám trên răng và vi khuẩn trong miệng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và hôi miệng.

Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa sâu răng, hôi miệng
Súc miệng bằng nước muối giúp phòng ngừa sâu răng, hôi miệng

Muối có tính kiềm hay axit? Nên sử dụng muối với liều lượng thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia, có nhiều loại muối khác nhau, do vậy để giải đáp câu hỏi muối có tính kiềm hay axit trước hết bạn cần biết loại muối mà bạn đang nhắc đến trong câu hỏi là loại nào. Tuy nhiên thông thường loại muối mà chúng ta ăn hàng ngày có tính chất trung tính. Muối ăn Natri Clorua là sự kết hợp của một loại bazo và axit mạnh nên khi kết hợp với nhau nó sẽ tính trung tính và có độ pH gần bằng 7.Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều muối. Nhu cầu sử dụng muối của từng người sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh lý. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em dưới 1 tuổi chỉ nên ăn tối đa 1gr muối/ngày (lượng muối này có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm), người trưởng thành không ăn quá 5gr muối/ngày (khoảng 2 thìa sữa chua). Những người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh thận nên hạn chế sử dụng muối càng ít càng tốt.Theo các chuyên gia y tế, người Việt đang ăn quá nhiều muối một ngày. Bình quân cho thấy mỗi người ăn 10gr muối/ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh.Dưới đây là một số tác hại khi ăn nhiều muối bạn nên biết:

  • Gây bệnh tăng huyết áp: Ăn nhiều muối có thể làm tăng tính thẩm thấu trong màng tế bào và gây tăng nước trong tế bào từ đó tăng áp lực lên thành mạch và gây tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh thận, do vậy bạn nên kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày để kiểm soát huyết áp.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể làm tăng khối lượng máu đến tim khiến tim phải hoạt động hết công suất, từ đó làm tăng nguy cơ suy tim.  Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Ăn nhiều muối có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc bỏ lượng muối dư thừa. Điều này có thể gây suy giảm chức năng thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng có thể khiến các triệu chứng nặng hơn ở những người đã mắc bệnh.
  • Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng. Thậm chí những người ăn mặn thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.
  • Tăng nguy cơ gãy xương: Khi lượng muối được nạp vào cơ thể quá nhiều nó có thể làm tăng quá trình bài tiết canxi qua thận, do đó làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương yếu và dễ gãy hơn.
Ăn nhiều muối có thể làm tăng bài tiết canxi qua thận
Ăn nhiều muối có thể làm tăng bài tiết canxi qua thận

Muối có tính kiềm hay axit và sử dụng muối như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Muối sẽ đem lại những lợi ích với sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng cách. Do vậy, khi sử dụng loại gia vị này bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Nên tuân thủ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về lượng muối được sử dụng hàng ngày. Với người mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh thận thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng muối, loại muối mình có thể dùng.
  • Để mua được muối sạch, nên chọn mua muối ở những địa chỉ uy tín.
  • Có nhiều loại muối khác nhau trên thị trường như muối hạt to, muối hạt nhỏ, muối i ốt, muối có lượng natri thấp… bạn có thể dựa vào nhu cầu của bản thân để chọn loại muối phù hợp.
  • Bảo quản muối đúng cách vì muối có thể bị chảy nước nếu để lâu hoặc để ở những khu vực ẩm ướt.
  • Muối có sẵn trong nhiều loại thực phẩm, do vậy để giảm lượng muối ăn hàng ngày, bạn nên chế biến thực phẩm bằng các phương pháp như hấp, luộc…

Giải pháp mang đến lợi ích sức khỏe tương tự như muối là gì?

Muối có tính kiềm hay axit chắc hẳn bạn đã có đáp án. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng gia vị này với liều lượng nhỏ. Để tăng cường sức khỏe và sử dụng lâu dài người dùng có thể dùng nước ion kiềm để thay thế muối.Nước ion kiềm được sản xuất bởi công nghệ điện phân được các nhà khoa học hiện đại phát triển. Loại nước này đã được chứng minh có nhiều lợi ích với sức khỏe. Thậm chí Bộ Y tế Nhật Bản còn khuyến khích người dân nước mình sử dụng nước ion kiềm như một biện pháp bảo vệ cơ thể.

Nên sử dụng nước ion kiềm hàng ngày để tăng cường sức khỏe
Nên sử dụng nước ion kiềm hàng ngày để tăng cường sức khỏe

Nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên như rau xanh nên rất tốt. Khi sử dụng, nó sẽ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó phòng ngừa tác hại do dư thừa axit gây ra. Nhờ công nghệ điện phân, nước ion kiềm còn có chứa lượng lớn hydro phân tử có tính chống oxy hóa mạnh. Nhờ đặc tính này mà nước ion kiềm giúp trung hòa gốc tự do, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.Với cấu trúc phân tử siêu nhỏ, chỉ bằng ⅕ phân tử nước thông thường, các hoạt chất có trong nước sẽ nhanh chóng đi vào tế bào từ đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể. Nước ion kiềm cũng giàu vi khoáng tự nhiên như canxi, magie, natri… nên giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất.Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi muối có tính kiềm hay axit và cách dùng nước ion kiềm tốt cho sức khỏe. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin về cách sử dụng muối đúng liều lượng. Ngoài muối, mọi người cũng có thể tham khảo thêm một cách đơn giản khác để tăng cường sức khỏe như sử dụng nước ion kiềm.

Nguồn: https://tongkhodiengiai.vn/muoi-co-tinh-kiem-hay-axit-2223.html

Bình luận

Giải đáp thắc mắc muối có tính kiềm hay axit?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn