Bệnh Á Sừng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Á sừng là một bệnh ngoài da kéo dài dai dẳng, thường xuyên tái phát. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt  hằng ngày của người bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này!

>>Xem ngay: Tạm biệt làn da á sừng bong tróc, nứt nẻ với giải pháp từ chuyên gia

Á sừng là gì?

Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một dạng của viêm da cơ địa. Trạng thái này diễn ra khi lớp sừng bị chuyển hóa dở dang, các tế bào da còn nhân và nguyên sinh. Trong Y học thì lớp sừng chuyển hóa dở dang này còn được gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp kém chất lượng.

Bệnh này thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc da đầu, những vùng da này trở nên khô cứng, dày hơn, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí là chảy máu. Đặc biệt, bệnh sẽ trở nặng hơn vào mùa đông vì thời điểm này thời tiết rất hanh khô, có nhiệt độ, độ ẩm thấp.

Bệnh á sừng là bệnh rất phổ biến trong tất cả các bệnh về da liễu

Tuy nhiên, vào mùa hè bệnh cũng diễn biến rất tệ, vùng da bị tổn thương ửng đỏ, ngứa nổi mụn nước và dễ bị nhiễm khuẩn nếu không khắc phục kịp thời.

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này, riêng đối với trẻ em thì dễ diễn biến nghiêm trọng, cần được tập trung chữa trị khắc phục sớm nếu không muốn bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

NHẬN NGAY TƯ VẤN MIỄN PHÍ TÌNH TRẠNG DA LIỄU VỚI CHUYÊN GIA

Bệnh á sừng có nguy hiểm không?

Bệnh á sừng cũng giống như bệnh viêm da cơ địa, nó là một căn bệnh ngoài da, không phải do virus hay vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, nó sẽ không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc, tuy nhiên nó có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Bệnh á sừng bản chất không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó lại gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ, chảy máu, đau nhức.

Đặc biệt là bệnh lại xuất hiện phổ biến ở lòng bàn tay, bàn chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày. Khi các triệu chứng này không được khắc phục sớm và đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và nặng hơn, thậm chí là dẫn đến các biến chứng như:

Gây nhiễm trùng, bội nhiễm da

Khi bệnh á sừng trở nên nặng hơn khiến cho các lớp da khô nứt nẻ, chảy máu và hình thành vết thương hở thì nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn là rất cao. Nếu người bệnh không can thiệp kịp thời, khử trùng hay điều trị hợp lý thì rất có thể gây ra hoại tử vùng da đó, hình thành sẹo thâm khó có thể xóa bỏ.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày

Suy giảm chức năng bảo vệ da

Làn da con người có chức năng bảo vệ các mô, tế bào, cơ quan bên trong, giúp chúng được an toàn và thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng khi mắc bệnh á sừng, một số vùng da sẽ bị tổn hại, trở nên yếu đi, khô ráp, nhạy cảm, dễ bị kích ứng và giảm khả năng bảo vệ cơ thể.

Gây tổn thương đến xương khớp

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh á sừng đều xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân. Chính vì vậy, nguy cơ gây tổn thương xương khớp sẽ dễ xảy ra hơn nếu tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Cho đến hiện tại thì bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bệnh thường kéo dài rất dai dẳng, tái đi tái lại theo chu kỳ nếu không được điều trị đúng cách, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh rất tự ti và e ngại khi tiếp xúc với mọi người.

Do đó, để có thể ngăn ngừa được các biến chứng này thì tốt nhất người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có những triệu chứng đầu tiên để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu hay thông báo chính thức nào về nguyên nhân gây ra bệnh á sừng. Nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh á sừng xảy ra có thể liên quan đến các yếu tố sau:

Di truyền

Đây là nguyên nhân chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh á sừng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc bệnh á sừng thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 45% so với những người bình thường.

Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng

Có rất nhiều những loại vitamin có vai trò chăm sóc làn da con người như vitamin A, C, D, E. Do đó khi cơ thể thiếu các vitamin này sẽ gây ra tình trạng giảm chức năng của làn da, chúng trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, trong đó có bệnh á sừng.

Sự thay đổi nội tiết tố trong thay đổi

Trường hợp này thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Khi hormone trong cơ thể người mẹ bị thay đổi đột ngột khiến cho làn da bị ảnh hưởng và dễ bị á sừng hơn so với những người bình thường.

Do thời tiết khô và lạnh

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là bước vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp khiến cho da dễ bị mất nước, mất độ ẩm. Và khi bạn không chú ý chăm sóc, dưỡng da thì đây chính là cơ hội để bệnh á sừng phát triển và ngày càng diễn biến nguy hiểm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng

Cơ địa nhạy cảm

Với những người có cơ địa nhạy cảm và có hệ miễn dịch yếu kém, thêm vào đó là làn da mẫn cảm quá mức với những tác nhân bên ngoài như lông chó, lông mèo, phấn hoa, nguồn nước bẩn…thì rất có thể đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng.

Tiếp xúc thường xuyên với môi trường và các loại hóa chất độc hại

Hầu hết các loại hóa chất phổ biến như thuốc tẩy rửa hay những người làm việc trong những môi trường đặc thù như sản xuất các loại hóa chất thì rất dễ bị bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng

Theo như thông tin được chia sẻ từ các chuyên gia thì giai đoạn lâm sàng, tức là giai đoạn bệnh mới khởi phát thì bệnh á sừng có biểu hiện giống như những tổn thương ở bệnh chàm. Chúng thường xuất hiện ở vùng ngón tay, ngón chân, gót chân hoặc da đầu.

Ở giai đoạn này, những tổn thương do bệnh gây ra chỉ mới là khiến cho vùng da ở đó khô cứng, thỉnh thoảng ngứa rát đỏ, các dát đỏ không có ranh giới rõ ràng. Lúc này, chúng sẽ bắt đầu lan rộng ra khắp bàn tay, bàn chân và vùng da đầu.

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng mà bạn cần nắm rõ:

Khô da

Tình trạng khô da sẽ xuất hiện ngay từ lúc bệnh mới bắt đầu khởi phát. Khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy vùng da này trở nên sần sùi, hơi cứng hơn so với các vùng da khác. Dấu hiệu này rất hay khiến cho chúng ta nhầm tưởng với tình trạng da dẻ khô nứt do thời tiết mùa đông và không chữa trị tận gốc.

Nhưng thực chất thì thời tiết mùa đông chỉ là yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh, khi mà thời tiết hanh khô. Và nếu chúng ta cứ vô tư tiếp xúc với môi trường này mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào sẽ khiến cho làn da bị tổn thương, trở nên suy yếu và gây bệnh á sừng.

Cảm giác ngứa ngáy

Ngứa ngáy, khó chịu chính là cảm giác mà bất kỳ ai cũng gặp phải khi bị bệnh á sừng. Nếu người bệnh dùng tay gãi mạnh sẽ khiến vùng da này ửng đỏ hơn nữa, thậm chí là chảy máu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều bệnh khác nữa.

Mệt mỏi, mất ngủ triền miên

Thông thường thì người bệnh sẽ rất khó chịu vì ngứa, điều này dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ thường xuyên. Tình trạng này có thể kéo dài triền miên khi bệnh không được điều trị đúng cách hoặc cứ tiếp xúc mới các loại hóa chất độc hại.

Khô rát, nứt nẻ, chảy máu

Hầu như người bệnh nào cũng hay dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh vào vùng da bị á sừng để giảm bớt sự khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên, hành động này có thể gây ra nhiễm trùng, vì nếu chảy máu, tạo ra vết thương hở sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây ra nhiều bệnh da liễu khác.

Vì vậy, người bệnh cần tự ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bên ngoài bị á sừng, thận trọng tránh gãi, chà mạnh để bệnh nhanh khỏi hơn.

Da bong từng mảng lớn nhỏ

Ngứa rát, khó chịu, bong da chính là những triệu chứng ban đầu của bệnh á sừng

Đây là triệu chứng tiếp theo sẽ xảy ra khi bạn mắc bệnh á sừng. Sau khi vùng da bị tổn thương trở nên khô ráp trong một thời gian dài thì nó sẽ tạo ra các mảng da thừa. Đây là lớp sừng được hình thành trên da sau khi vùng da này bị yếu đi, chúng tạo ra các lớp vảy màu trắng, xù xì.

Thường thì chúng ta sẽ rất khó chịu khi nhìn thấy bất kỳ vùng da nào xù xì, nên thường sẽ dùng tay gỡ chúng ra hoặc một thời gian sau chúng sẽ tự bong ra làm lộ lớp da màu hồng khiến vùng da này càng dễ bị tổn thương hơn nữa.

Xuất hiện các đốm mụn nước

Khi các vùng da bị á sừng chuyển biến xấu có thể sẽ gây ra các đốm mụn nhỏ li ti, tình trạng này xảy ra sau quá trình gãi ngứa ngáy kéo dài. Và khi các đốm mụn này vỡ ra sẽ càng gây ngứa hơn nữa. Đây chính là hậu quả của việc gãi mạnh, chảy máu khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong các tế bào da.

Bệnh á sừng có thể chữa khỏi dứt điểm được không?

Rất nhiều người thắc mắc không biết liệu bệnh á sừng có chữa dứt điểm được không? Câu trả lời từ các chuyên gia da liễu là chưa có phương pháp nào điều trị khỏi 100% bệnh này.

Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện các dấu hiệu sớm và được điều trị kịp thời theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp việc tuân thủ các chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng…thì bệnh hoàn toàn có thể hồi phục cũng như phòng ngừa tái phát trong một thời gian dài.

Các phương pháp chữa trị bệnh á sừng hiệu quả

Để có thể thoát khỏi căn bệnh dai dẳng này, người bệnh cần nắm rõ các cách điều trị bệnh á sừng sau đây:

Chấm dứt nỗi lo á sừng dai dẳng với bài thuốc An Bì Thang

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, các loại thuốc Tây dược có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng lâm sàng, dễ tìm mua và có tính tiện dụng cao. Thế nhưng, chúng lại không chú trọng tới trị nguyên nhân gây bệnh, nên chỉ được coi là giải pháp kiểm soát triệu chứng và khả năng tái phát sau điều trị tương đối cao.

Bởi lẽ đó, bài thuốc bám sát nguyên lý điều trị trong Đông y có cơ chế tác động “kép” trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa như An Bì Thang nhận được nhiều khuyến nghị khuyên dùng từ giới chuyên môn và sự tin tưởng của người bệnh.

An Bì Thang là bài thuốc chữa á sừng toàn diện nhất được bào chế bởi Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, bao gồm 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa.

>>CLICK NGAY: Thoát khỏi á sừng bong tróc, nứt nẻ với bài thuốc An Bì Thang

Bài thuốc với công dụng 3 trong 1 giúp điều trị toàn diện bệnh á sừng

Với cơ chế tác động 3 trong 1, An Bì Thang giúp tập trung xử lý căn nguyên gây á sừng, bồi bổ cơ thể, nhanh chóng làm lành những tổn thương, đồng thời nuôi dưỡng da. Do bệnh á sừng có tính chất dễ tái phát khi gặp các yếu tố gây dị ứng và kích ứng, nên bài thuốc An Bì Thang còn có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa á sừng tái phát sau điều trị.

Nhờ tác động bệnh từ trong ra ngoài, nên người bệnh có thể thấy hiệu quả điều trị rõ rệt theo từng giai đoạn sử dụng:

Phác đồ điều trị gồm 3 giai đoạn bằng An Bì Thang

Bên cạnh cơ chế tác động bệnh toàn diện, so với các phương pháp điều trị á sừng khác, như Tây và cả thuốc Đông y cổ truyền, bài thuốc An Bì Thang còn nổi bật với những ưu thế:

  • Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, được thu hái từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO
  • Không tác dụng phụ, không lẫn tạp chất, không có corticoid…
  • Bào chế trên quy trình chuẩn
  • Phù hợp với mọi đối tượng và độ tuổi
  • phác đồ điều trị khoa học

Ưu điểm nổi bật trong bài thuốc An Bì Thang

Hiệu quả điều trị á sừng của bài thuốc An Bì Thang đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm, nghiên cứu lâm sàng. Kết quả khảo sát trên 500 bệnh nhân viêm da mãn tính kiên trì sử dụng bài thuốc thu được kết quả như sau:

  • 100% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn, mụn sau 1-2 tuần sử dụng
  • 85% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1-3 tháng
  • 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3-5 tháng điều trị

Bệnh nhân Hồ Thị Thu (25 tuổi) cho biết: Ban đầu, mình ngại dùng thuốc Đông y vì sợ mất thời gian. Nhưng, khi được biết bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam được bào chế thành dạng cao thì mình đã thở phào nhẹ nhõm. Với những người bận rộn như mình, bài thuốc An Bì Thang thực sự đã ghi điểm về sự tiện lợi khi sử dụng”.

Nghệ sĩ Thu Huyền cũng là một trong hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi viêm da mãn tính nhờ bài thuốc An Bì Thang. Chị cho biết chỉ sau 2 tháng sử dụng thuốc, làn da được phục hồi tới 80%, cùng với đó là những cải thiện tích cực về sức khoẻ tổng thể.

Hình ảnh nghệ sĩ Thu Huyền trước và sau điều trị viêm da bằng An Bì Thang

>>Xem ngay: VTV Social đưa tin về quá trình điều trị viêm da mãn tính bằng An Bì Thang của nghệ sĩ Thu Huyền

Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn điều trị á sừng và các bệnh da liễu mãn tính hiệu quả, vui lòng liên hệ theo hotline: 0972 196 616 (phía Bắc)- 0964 129 962 (phía Nam) để được hỗ trợ nhanh nhất!

Điều trị bệnh á sừng bằng phương pháp Tây y

Bất kỳ trường hợp nào khi phát hiện các bệnh về da cũng đều nghĩ đến điều trị bằng thuốc Tây đầu tiên vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó. Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở tất cả các vùng da bệnh trên cơ thể thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống.

Một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất có thể kể đến như:

Thuốc salicylic acid

Đây là một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm sừng hóa ngoài da, giúp làn da bị tổn thương dần hồi phục như ban đầu, mềm mịn và hạn chế tình trạng bong tróc. Không những vậy, thuốc salicylic acid còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm tại vùng da bị á sừng.

Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng hiệu quả của thuốc thì nó cũng sẽ đem lại một ít tác dụng phụ ngoài mong muốn như có thể gây ra tình trạng hoại tử vùng da đó nếu người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều và lượng. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng thuốc, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ dược sĩ hoặc bác sĩ.

Nhóm thuốc corticoid (Fexofenadin, Prednisolon  Cetirizin)

Hầu như những loại thuốc này đều được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp vùng da bị á sừng đã chuyển biến nặng. Các thành phần trong thuốc có đặc tính kháng viêm, giúp cung cấp chất dưỡng ẩm cho làn da, từ đó giúp chặn đứng quá trình sừng hóa da hiệu quả hơn.

Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, rát hoặc bong da thì sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp giảm rất nhanh các triệu chứng khó chịu.

Thuốc kháng histamin

Đây cũng là một loại thuốc giúp cải thiện đáng kể và hiệu quả các triệu chứng á sừng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này chính là gây ra buồn ngủ, hay chóng mặt, choáng trong vài giây…

Vì thế, tốt nhất khi đến giờ uống thuốc này thì tốt nhất người bệnh nên ở yên một chỗ nghỉ ngơi, tránh lái xe hoặc làm những việc yêu cầu sự tập trung cao độ.

Thuốc chống nấm

Một số loại thuốc được các dược sĩ, bác sĩ gợi ý vì sự hiệu quả trong quá trình chữa bệnh sừng á như griseofulvin, nizoral hoặc dẫn xuất imidazol,…

Thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc điều hòa miễn dịch có thể kể đến như pimecrolimus, tacrolimus, thuốc giúp tăng cường miễn dịch. Còn thuốc kháng sinh thường được sử dụng với mục đích ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh á sừng rất hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây để trị á sừng:

  • Tuyệt đối tuân thủ quy định và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ điều trị. Chẳng hạn như bôi thuốc/uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, vì hiệu quả càng nhanh càng dễ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các chức năng thận, tim, gan…về lâu dài.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì tốt nhất người bệnh cần ngưng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng chỉ mới thuyên giảm được một chút.

Người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được chữa trị an toàn và hiệu quả

Điều trị bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều mẹo chữa bệnh á sừng bằng các loại cây, lá từ thiên nhiên. Hầu hết các loại lá này đều có khả năng làm lành vết thương, sát khuẩn hiệu quả như:

  • Chữa á sừng bằng dầu dừa: Bôi nhẹ một lớp dầu dừa lên vùng da bị á sừng sẽ giúp giảm ngứa ngáy, giảm khô và mềm vùng da đó nhanh chóng.
  • Chữa á sừng bằng lá đinh lăng: Đun sôi một nắm lá đinh lăng với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vào vùng da bị á sừng.
  • Chữa á sừng bằng hành hoa: Dùng một nắm hành hoa giã nhuyễn rồi đắp một lớp vừa phải lên vùng da bị á sừng.
  • Chữa á sừng bằng tỏi: Tỏi đem giã nhuyễn, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị á sừng.

Hầu hết các loại nguyên liệu dân gian này đều rất dễ tìm và rẻ tiền, có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả thì người bệnh cần kiên trì thực hiện lâu dài, bởi phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì rất khó để trị dứt điểm.

Có thể thấy rằng, hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh á sừng với những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng tốt nhất người bệnh cần thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng phương pháp, an toàn và hiệu quả.

Cách ngăn ngừa bệnh á sừng tái phát

Sau khi trải qua một thời gian trị bệnh vất vả và bệnh đã thuyên giảm đáng kể thì người bệnh cần phải duy trì các thói quen sau nhằm hạn chế tối đa bệnh sẽ tái phát trở lại:  

Giữ gìn vệ sinh, bôi kem dưỡng da là những cách hữu ích giúp ngăn bệnh tái phát

  •  Hạn chế đi bộ nhiều nếu bạn bị á sừng nặng ở vùng da chân.
  • Nếu có sử dụng tất thì nhớ phải thay thường xuyên để giữ vệ sinh.
  • Nhớ bôi kem có chứa dimeticon 4 giờ/lần.
  • Xây dựng một chế độ ngủ nghỉ hợp lý, đủ giấc.
  • Hãy cố gắng thư giãn, xây dựng đời sống tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng cũng là một cách hiệu quả giúp bệnh thuyên giảm.
  • Có một thực đơn dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại rau củ quả giàu vitamin E, C. Vì theo thực tế cho thấy thì rất nhiều trường hợp bị á sừng đều là những người ít ăn rau củ quả.
  • Hình thành thói quen thoa kem dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm và trước khi đi ngủ để chăm sóc da, đặc biệt là vùng da tay, da chân. Lưu ý trước khi bôi kem phải dùng khăn sạch để lau khô nước trên da nhé.
  • Trong thời gian bị bệnh thì tuyệt đối không tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa mạnh…cũng như hạn chế làm các việc như giặt đồ, rửa chén, lau nhà.
  • Nếu cần thiết thì hãy nhớ sử dụng găng tay, lưu ý phải là găng tay bằng nhựa dẻo sẽ tốt hơn loại làm từ cao su. Đồng thời, không đeo quá lâu để tránh gây đổ mồ hôi sẽ dễ kích thích bệnh trở nặng.
  • Hạn chế tối đa việc chà sát mạnh lên vùng da bàn chân, bàn tay, đầu ngón chân, gót chân.
  • Chọn tất hay bao tay phải có chất liệu thoáng khí, giày phải vừa vặn, không quá chật để tránh gây kích ứng da.
  • Chú ý giữ vệ sinh các vùng da đã từng bị á sừng, thường xuyên cắt ngắn móng tay, chân và hạn chế tối đa các nguy cơ có thể gây tổn thương lớp sừng da.
  • Tuyệt đối không ngâm chân, tay vào trong nước muối vì dung dịch nước muối có tính ưu trương nên sẽ dễ làm cho vùng da đã từng bị á sừng trở nên khô, căng và dễ nứt nẻ.

Bệnh á sừng không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sẽ nhanh trở nặng và khó trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, hãy nghe theo sự hướng dẫn trị bệnh và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng hồi phục.

THÔNG TIN THAM KHẢO

Các liên kết hữu ích về DA LIỄU – SỨC KHỎE mà chúng tôi đã tổng hợp được trên các trang Sở Y tế chính thống:
https://vnmedipharm.com/
https://www.trungtamdalieudongy.com/
http://suckhoedoisong.vn/me-tre-9x-thoat-khoi-tram-cam-nho-bai-thuoc-chua-me-day-sau-sinh-n145244.html
https://cdccantho.vn/y-hoc/chua-noi-me-day-tai-nha-7-cach-hay-chuyen-gia-khuyen-dung-chi-tiet-nhat-850.html
https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/news/y-te-du-phong/bi-noi-me-day-man-ngua-khap-nguoi-nguyen-nhan-do-dau-2301.html
https://suckhoedoisong.vn/di-ung-noi-me-day-man-ngua-man-tinh-trieu-chung-va-cach-tri-hieu-qua-n159970.html
https://pyttkvtphcm.gov.vn/question/di-ung-my-pham-nguyen-nhan-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-hieu-qua/
https://nari.gov.vn/cau-hoi/canh-bao-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-bien-chung-nguy-hiem-kho-chua-neu-de-lau/
https://pyttkvtphcm.gov.vn/question/viem-da-di-ung-co-de-lai-seo-khong-va-co-gay-bien-chung-gi-khong-cach-tri-an-toan-dut-diem/
https://nari.gov.vn/cau-hoi/hoi-chung-ruot-kich-thich-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua/
https://pyttkvtphcm.gov.vn/question/benh-di-ung-thoi-tiet-bao-lau-thi-khoi-han-cach-dieu-tri-khong-de-lai-seo/

Bình luận

Bệnh Á Sừng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn