Thông tin y tế trên các báo ngày 22/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 22/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 22/6: Có 36 ca mắc COVID-19 ở TPHCM; Việt Nam ghi nhận tổng cộng 13.530 ca

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế sáng 22/6 cho biết có thêm 47 ca mắc COVID-19, trong đó TPHCM tiếp tục nhiều nhất với 36 ca. Đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 13.530 bệnh nhân, thế giới đã gần 179,5 triệu người mắc COVID-19.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 21/6 đến 6h ngày 22/6 có 47 ca mắc mới (BN13484-13530):

– 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

– 47 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (36), Bắc Giang (9), Nghệ An (1), Gia Lai (1); trong đó 44 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 22/6:

– Việt Nam có tổng cộng 11.827 ca ghi nhận trong nước và 1.703 ca nhập cảnh.

– Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 10.257 ca, trong đó có 2.679 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

– Có 18 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

– Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.544.659 xét nghiệm cho 5.776.150 lượt người.

Tình hình điều trị:

– Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 377

+ Lần 2: 132

+ Lần 3: 141

– Số ca tử vong: 69 ca.

– Số ca điều trị khỏi: 5.453 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

– CA BỆNH BN13484, BN13496-BN13530 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 30 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 3 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 3 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 20/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– CA BỆNH BN13485 ghi nhận tại tỉnh Nghệ An: nữ, 85 tuổi, địa chỉ tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An; là F1 của BN13288, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 21/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– CA BỆNH BN13486 ghi nhận tại tỉnh Gia Lai: nam, 16 tuổi, địa chỉ tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; có tiền sử đi về từ tỉnh Bình Dương, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 21/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

– CA BỆNH BN13487-BN13495 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm ngày 21/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

(Báo Sức khỏe & đời sống)

Hà Nội yêu cầu chuẩn bị phương án hơn 1.000 giường điều trị bệnh nhân nghi ngờ COVID-19

41 bệnh viện của Hà Nội vừa được UBND TP giao chuẩn bị phương án đáp ứng hơn1.000 giường bệnh cách ly điều trị người bệnh COVID-19 và giường bệnh cho người bệnh nghi ngờ COVID-19 trên địa bàn.

Giai đoạn 1 của phương án, để đảm bảo 300 giường bệnh, UBND TP Hà Nội giao cho bệnh viện: Bắc Thăng Long (50 giường), Thanh Nhàn (100 giường) và Đức Giang (150 giường); 38 bệnh viện còn lại chuẩn bị 1.350 giường bệnh phục vụ điều trị người bệnh nghi ngờ COVOD-19.

Bộ Tư lệnh Thủ đô – cơ quan thường trực phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch đáp ứng riêng để chuẩn bị sẵn sàng 12.000 giường cách ly các trường hợp tiếp xúc gần. Đảm bảo năng lực thực hiện 56.250 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Giai đoạn 2 là 500 giường bệnh được phân công cho 6 bệnh viện Đức Giang (150 giường), Thanh Nhàn (100 giường), Bắc Thăng Long (50 giường), Hà Đông (100 giường), Đống Đa (50 giường) và Gia Lâm (50 giường).

Đảm bảo 2.250 giường bệnh phục vụ điều trị các trường hợp bệnh nghi ngờ COVID-19 được giao cho 35 bệnh viện còn lại. Tại khu cách ly tập trung chuẩn bị 20.000 giường để cách ly các trường hợp tiếp xúc gần. Ngành y tế đảm bảo được năng lực xét nghiệm 93.750 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Giai đoạn 3 với 1.000 giường bệnh để điều trị cho 1.000 người bệnh COVID-19 được giao cho 7 bệnh viện Đức Giang (150 giường), Thanh Nhàn (200 giường), Bắc Thăng Long (250 giường), Hà Đông (100 giường), Gia Lâm (150 giường), Đống Đa (50 giường), Mê Linh (100 giường). 34 bệnh viện còn lại đảm bảo 4500 giường bệnh phục vụ điều trị bệnh nhân nghi ngờ.

Chuẩn bị 40.000 giường để cách ly tại khu cách ly tập trung. Năng lực thực hiện xét nghiệm của ngành y tế đạt 187.500 mẫu. Cùng với việc bổ sung thêm giường bệnh thì 3 bệnh viện là Bắc Thăng Long, Gia Lâm, Mê Linh sẵn sàng chuyển trạng thái công năng để cách ly điều trị người bệnh COVID-19 ngay sau khi có yêu cầu của Sở Y tế Hà Nội.

Bệnh viện Thanh Nhàn và BVĐK Đức Giang là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận cách ly điều trị cho người bệnh COVID-19 của TP Hà Nội. Mỗi bệnh viện tổ chức riêng khu vực điều trị cách ly người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực, cụ thể BV Thanh Nhàn (20 giường), Đức Giang (20 giường) trong tổng số giường bệnh được giao để thu dung điều trị người bệnh nặng, nguy kịch từ các tuyến chuyển đến theo Quyết định 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế.

Các bệnh viện còn lại được giao cách ly điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng, nhẹ, trung bình. Đối với mỗi giai đoạn, căn cứ vào số lượng bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ, vừa, nặng, nguy kịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội tổ chức phân luồng tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các đơn vị.

Với các trường hợp nghi ngờ, các bệnh viện chuyên khoa sẽ thu nhận sau khi có hội chẩn với các đơn vị y tế chuyển gửi bệnh nhân.

(Báo Sức khỏe & đời sống)

Hà Nội mở cửa trở lại dịch vụ ăn, uống trong nhà, cắt tóc, gội đầu từ 0 giờ ngày 22/6

Ngày 21/6, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 1942 /UBND-KGVX về việc tiếp tục duy trì, thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Trong những ngày gần đây, tại nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh,… ghi nhận ca mắc và chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường hơn trước. Hàng ngày, trên địa bàn Thành phố vẫn có hàng ngàn người thường xuyên di chuyển, giao thương qua các địa phương, tiềm ẩn nguy cơ, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng trên địa bàn Thành phố còn cao, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo tại 09 Công điện, 02 Chỉ thị và các văn bản đã ban hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021 về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội; kết luận tại Hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy ngày 21/6/2021, để kiên trì thực hiện mục tiêu “kép” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa đảm bảo an toàn cho Nhân dân, vừa đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và người dân về công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao.

2. Các đơn vị duy trì chế độ thường trực 24/24/7 để sẵn sàng triển khai ngay các biện pháp truy vết khoanh vùng xử lý kịp thời khi phát sinh các ca bệnh hoặc các trường hợp liên quan. Thường xuyên nắm bắt, cập nhật danh sách thông tin của người lao động tại địa phương gắn với thông tin di biến động trong khu vực; kiểm tra phương án phòng chống dịch, đánh giá nguy cơ trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; đảm bảo mọi phương án sẵn sàng khi tình huống phát sinh.

3. Sở Y tế chỉ đạo toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh trên bàn Thành phố, quán triệt thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong khuôn viên; thường xuyên sàng lọc các nguy cơ tiềm ẩn; tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố đang ghi nhận phát sinh ca mắc mới trong cộng đồng. Tăng cường tổ chức tầm soát, xét nghiệm sàng lọc chủ động tại các khu vực có nguy cơ cao để đánh giá nguy cơ, khả năng lây nhiễm, đề xuất phương án phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.

4. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của Thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, gắn với di biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương giữa Hà Nội và các địa phương vẫn ghi nhận các ca mắc mới như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Đà Nẵng.

5. Đề nghị Cụm Cảng hàng không Nội Bài kiểm soát toàn bộ danh sách hành khách thường trú, lưu trú trên địa bàn Thành phố trên các chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, để kịp thời giám sát khi có tình huống phát sinh.

6. Toàn bộ người dân thực hiện nghiêm việc khai báo y tế online trong thời gian 24 giờ từ khi quay trở về Thành phố. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo chính quyền, lực lượng chức năng cơ sở, Tổ Covid cộng đồng rà soát, nắm bắt, quản lý danh sách người từ các địa phương khác trở về Hà Nội, trong đó lưu ý người từ các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh và thành phố Đà Nẵng để quản lý, giám sát chặt chẽ.

Khuyến cáo Nhân dân Thủ đô chỉ di chuyển qua các địa phương nêu trên trong trường hợp thực sự cần thiết, thực hiện đầy đủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.

7. Căn cứ tình hình thực tế và đề xuất của các đơn vị về việc nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, từ 0h00 ngày 22/6/2021, UBND Thành phố cho phép mở cửa trở lại: dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ ăn, uống trong nhà đảm bảo: khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người, đóng cửa trước 21h00 hàng ngày (nhà hàng rượu, quán rượu, bia, bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về). Yêu cầu chủ các cơ sở dịch vụ phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khách hàng khai báo y tế, lập danh sách, kiểm soát, đối chiếu thông tin khách hàng hàng ngày.

Giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân công; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong công tác phòng, chống dịch.

(Báo Kinh tế & đô thị)

5/5 - (5 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 22/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn