Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]
Nội dung chính
Viêm cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý mà không ít chị em mắc phải hiện nay. Bệnh này không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị và phòng ngừa của bệnh lý này như nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai?
Viêm cổ tử cung là tình trạng sưng, viêm nhiễm ở ống cổ tử cung do những tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… gây nên. Hậu quả là khiến chị em thấy đau rát vùng kín, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng dưới,…
Viêm cổ tử cung khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Bình thường, phụ nữ đã dễ mắc phải viêm cổ tử cung nếu không chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt. Đối với phụ nữ mang thai thì khả năng mắc phải bệnh lý này lại càng lớn hơn, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung khi mang thai rất đa dạng, phải kể đến một số nguyên nhân chính sau:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Khi mang thai, lượng estrogen sẽ thay đổi đột ngột, tăng cao hơn mức bình thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trùng roi hay tạp khuẩn tấn công, gây tổn thương niêm mạc cổ tử cung.
- Môi trường âm đạo ẩm ướt, có tính kiềm cao: khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết nhiều dịch nhờn hơn, mà đa số dịch này lại có tính kiềm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong âm đạo đi ngược dòng lên cổ tử cung và gây viêm nhiễm cục bộ.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm, nên việc quan hệ thiếu an toàn sẽ dễ mắc các bệnh lây nhiễm, gây viêm ở cổ tử cung.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: vệ sinh “cô bé” không sạch sẽ hay việc thụt rửa âm hộ, sử dụng dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh, mặc quần bó sát cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài làm rối loạn nội tiết tố, có khả năng dẫn đến viêm cổ tử cung.
Những triệu chứng của bệnh
Các mẹ bầu khi mắc bệnh lý này cũng xuất hiện những triệu chứng khó chịu như:
- Khí hư bất thường: Đây là dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cơ bản và thường gặp nhất. Khi bị bệnh, chị em sẽ thấy khí hư tiết nhiều hơn bình thường và xuất hiện màu lạ như vàng, xanh hoặc xám,.. Ngoài ra, khí hư tiết ra sẽ có mùi tanh, hôi khó chịu.
- Ngứa ngáy vùng kín: Do lúc này, bề mặt niêm mạc âm đạo bị tổn thương nên người bệnh sẽ thấy ngứa rát, đau ở vùng âm đạo. Mức độ của những cơn đau này sẽ tăng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo độ nghiêm trọng của bệnh.
- Tiểu khó, tiểu rắt: Vi khuẩn ở cổ tử cung có thể lây sang đường tiết niệu, dẫn đến hiện tượng khó tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều vào ban đêm,… Đây là biểu hiện khi bệnh chuyển biến nặng. Người bệnh nếu thấy triệu chứng này cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, viêm cổ tử cung khi mang thai còn có một số biểu hiện khác như đau quặn vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon,…
Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?
Dù bệnh ở giai đoạn nào thì mẹ bầu cũng cần hết sức chú ý. Bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cả mẹ và bé như:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Những triệu chứng như sưng đau ống cổ tử cung, ngứa rát âm đạo sẽ khiến việc sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện, khó khăn hơn. Thậm chí, bệnh còn khiến những ngày thai nghén của mẹ bầu mệt mỏi, làm mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: viêm cổ tử cung khi mang thai tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ bởi lúc này thai nhi vừa mới hình thành, chưa bám chắc vào thành cung. Do đó, trong thời gian này, nếu bệnh không được xử lý tốt sẽ có khả năng viêm nhiễm nước ối, trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, thậm chí là sẩy thai.
- Ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ: tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc và khả năng giãn nở cổ tử cung. Điều này sẽ khiến thai phụ khó khăn hơn trong quá trình chuyển dạ sinh con.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Trường hợp mẹ bầu sinh thường, quá trình bé chào đời có thể bị lây vi khuẩn có sẵn trong âm đạo, khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về da, về mắt hay đường hô hấp,..
Cách điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai
Viêm cổ tử cung khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, chị em cần chủ động thăm khám và có hướng điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và em bé.
Chữa viêm cổ tử cung khi mang thai tại nhà bằng mẹo dân gian
Việc áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian tại nhà được nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi phương pháp này an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Sử dụng lá trầu không: Đây là giải pháp quen thuộc với nhiều người mắc viêm nhiễm âm đạo. Phương pháp này tuyệt đối an toàn, lành tính với bà bầu. Chị em có thể sử dụng lá trầu không sắc với nước rồi xông hơi hoặc vệ sinh trực tiếp bên ngoài vùng kín. Áp dụng cách này hàng ngày, mẹ bầu sẽ thấy giảm đáng kể những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
- Sử dụng sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột. Theo nghiên cứu, tăng cường ăn sữa chua giúp hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng sữa chua không đường để rửa trực tiếp bên ngoài vùng kín, cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
- Bổ sung tỏi: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Vì vậy, bổ sung tỏi vào chế độ ăn không chỉ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng mà còn giúp làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
Sử dụng thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc Tây khi có sự cho phép của bác sĩ, chứ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
Sau khi thăm khám, tùy vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê thuốc uống hay thuốc đặt âm đạo.
Dưới đây là một số loại thuốc được đặc trị sử dụng cho phụ nữ mang thai:
- Thuốc trị vi khuẩn, vi nấm: Polymyxin B, Neomycin và Nystatin,…
- Thuốc kháng virus do lây nhiễm bệnh tình dục: Cefixim, Ofloxacin, Levofloxacin,…
Những loại thuốc này đều có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm tại chỗ, từ đó giúp giảm nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm ở bề mặt cổ tử cung. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng tái tạo vùng bị tổn thương và giữ độ pH trong âm đạo ở mức cân bằng.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sai liều lượng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Vậy nên, mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý kê và điều chỉnh liều thuốc.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai là biện pháp an toàn, bởi thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính.
Theo quan điểm Đông y, viêm cổ tử cung khởi phát từ việc cơ thể bị hao tổn khí huyết dẫn đến các tạng tâm, tỳ, can, thận đều bị tổn thương. Do đó, để chữa tận gốc căn bệnh này, các mẹ bầu nên sử dụng bài thuốc Đông y có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường khả năng làm việc của các tạng phủ. Từ đó mới có thể điều trị viêm nhiễm tận gốc và ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh sau điều trị.
Ngoài những bài thuốc uống, việc sử dụng các bài thuốc ngâm rửa cũng mang lại hiệu quả cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, tái tạo vùng bị tổn thương và cân bằng độ pH ở âm đạo.
Một số thảo dược Đông y có công dụng điều trị viêm cổ tử cung cho các mẹ bầu như:
- Trinh nữ hoàng cung: Có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng hiệu quả.
- Ích mẫu: có tác dụng đào thải cặn bã, dịch viêm ra khỏi cơ thể, giúp cổ tử cung sạch sẽ hơn.
- Củ mài trắng: Giúp lưu thông khí huyết, bổ ngũ tạng và ngăn ngừa viêm nhiễm cổ tử cung.
- Nghệ: Có công dụng kháng viêm mạnh mẽ, tái tạo những vùng bị tổn thương do viêm nhiễm.
Khi mang thai, cơ thể chị em rất nhạy cảm. Vậy nên, việc sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, lương y, tránh ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Cách chăm sóc, phòng tránh viêm cổ tử cung khi mang thai
Để phòng ngừa những tác động tiêu cực do bệnh gây ra, các mẹ bầu nên chủ động tạo thói quen chăm sóc sức khỏe và phòng chống tác nhân xâm nhập gây bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc, phòng tránh tình trạng viêm nhiễm mà chị em có thể tham khảo:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày. Chị em không được thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh, mặc quần lót chật, bó sát để tránh việc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Luôn giữ “cô bé” khô thoáng. Khi lau rửa vùng kín, chị em cần thực hiện từ trước ra sau, không làm theo chiều ngược lại để tránh vi khuẩn gây bệnh từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín.
- Không quan hệ tình dục trong quá trình trị bệnh để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc cổ tử cung.
- Chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Chị em cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày, chúng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất tốt.
- Tăng cường ăn sữa chua thường xuyên bởi các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
- Trường hợp tình trạng bệnh không có tiến triển hay cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
Viêm cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý mà các mẹ bầu không được chủ quan. Bởi căn bệnh này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em, mà còn có khả năng gây nguy hiểm cho bé. Vậy nên, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai, cụ thể là nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em hiểu thêm về căn bệnh và có cách chăm sóc bản thân. Chúc chị em thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!