Thông tin y tế trên các báo ngày 16/6/2021

Dưới đây là tổng hợp một số tin tức y tế đáng chú ý nhất ngày 16/6, mời quý đọc giả đón đọc:

Sáng 16/6: Thêm 92 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 11.304 bệnh nhân

Bản tin dịch COVID-19 sáng 16/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 92 ca mắc tại 4 tỉnh, thành phố, nhiều nhất vẫn là Bắc Giang 61 ca. Tổng số ca mắc của Việt Nam hiện đã là 11.304. Thế giới đã ghi nhận trên 177,3 triệu người mắc COVID-19.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 15/6 đến 6h ngày 16/6 có 92 ca mắc mới (BN11213-11304):

01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh.

91 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (61), TP. Hồ Chí Minh (19), Bắc Ninh (9), Hà Tĩnh (2); trong đó 90 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 6h ngày 16/6:

Việt Nam có tổng cộng 9.657 ca ghi nhận trong nước và 1.647 ca nhập cảnh.

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 8.087 ca, trong đó có 1.765 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hôm nay có thêm TP. Đà Nẵng qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Tổng cộng có 24 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đà Nẵng) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.171.076 mẫu cho 4.818.269 lượt người.

Tình hình điều trị:

Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

  • Lần 1: 343
  • Lần 2: 99
  • Lần 3: 55

Số ca tử vong: 61 ca.

Số ca điều trị khỏi: 4.543 ca.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh

CA BỆNH BN11284 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh: nam, 51 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Nhật Bản. Ngày 13/6/2021, từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay NH891 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 14/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.

91 ca ghi nhận trong nước

CA BỆNH BN11213-BN11214 ghi nhận tại tỉnh Hà Tĩnh: là F1 của BN10085, BN10556. Kết quả xét nghiệm ngày 15/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh

CA BỆNH BN11215-BN11223 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 4 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 3 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, 2 ca là F1 của BN10811. Kết quả xét nghiệm ngày 14-15/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN11224-BN11283, BN11286 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

CA BỆNH BN11285, BN11287-BN11304 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 13 ca là các trường hợp F1, 5 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 1 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 182.462, trong đó:

  • Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.045
  • Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 36.846
  • Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 182.462

Thông tin tiêm chủng:

Tính đến 16 giờ ngày 15/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 1.648.072 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 63.636 người.

Có thêm 95.421 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/6/2021 tại 41 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng như sau:

1- Hà Nội: 10.115

2- Hải Phòng: 717

3- Thái Bình: 29

4- Hà Nam: 798

5- Ninh Bình: 397

6- Thanh Hoá: 168

7- Phú Thọ: 1.238

8- Hải Dương: 1.710

9- Hưng Yên: 211

10- Thái Nguyên: 780

11- Bắc Cạn: 267

12- Hoà Bình: 1.969

13- Lai Châu: 1.207

14- Lạng Sơn: 1.811

15- Hà Giang: 288

16- Yên Bái: 2.035

17- Sơn La: 434

18- Quảng Bình: 1.619

19- TT- Huế: 2.053

20- Tp. Đà Nẵng: 947

21- Bình Định: 3.438

22- Phú Yên: 406

23- Khánh Hòa: 1.916

24- Bình Thuận: 103

25- Kon Tum: 729

26- Gia Lai: 2.590

27- Đắc Lắc: 275

28- TP. Hồ Chí Minh: 1.550

29- BR-VT: 600

30- Đồng Nai: 265

31- Tiền Giang: 144

32- Long An: 748

33- Lâm Đồng: 120

34- Tây Ninh: 135

35- Sóc Trăng: 4.037

36- Bến Tre: 1.277

37- Vĩnh Long: 1.839

38- Cà Mau: 116

39- Hậu Giang: 2.058

40- Bộ Công an: 4.602

41- Bộ Quốc phòng: 34.563

42- Các đơn vị TƯ tại Hà Nội: 5.117

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

154 đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định COVID-19

Tính đến ngày 14/6/2021, cả nước đã có 154 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19…

Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, từ 29/4/2021 đến nay, lực lượng y tế trên toàn quốc đã thực hiện 2.171.076 mẫu xét nghiệm cho 4.818.269 lượt người.

Tính đến 14/6/2021, cả nước đã có 154 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19.

Các đơn vị được cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 gồm:

Miền Bắc:

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Trường Đại học Y tế công cộng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

Bệnh viện K

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Bệnh viện Thanh Nhàn

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Medlatec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Bệnh viện Bưu điện

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương

Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Bắc Ninh)

Phòng khám Đa khoa 182 – Lương Thế Vinh (Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội)

Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Quân y 110

Viện Y học dự phòng Quân đội

Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương

Chi cục Thú y vùng II

Chi Cục Thú y vùng III

Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga

Miền Trung:

Viện Pasteur Nha Trang.

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Bệnh viện Đại học Y-Dược Huế

Bệnh viện C Đà Nẵng

Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trung tâm Chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao Thiện Nhân

Bệnh viện 199 – Bộ Công an

Tây Nguyên:

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông

Miền Nam:

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Sốt rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh

Trung tâm Y tế Phú Quốc

Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện FV – Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bệnh viện Quận Thủ Đức

Bệnh viện Gia An 115

Bệnh viện Quận 2

Bệnh viện Bình Dân

Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Lâm Đồng II

Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh viện Quân y 175

Chi cục Thú y vùng VI

Chi cục Thú y vùng VII

Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam

Bệnh viện Quân y 7A.

(Báo Vietnamplus)

Chủ động dập sốt xuất huyết

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận trên 22.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp tử vong.

Theo Bộ Y tế, trong những năm qua, công tác phòng, chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước.

“Tuy vậy, hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc. Từ năm 2021 Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số không được tiếp tục duy trì và các địa phương phải tự bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, trong khi đó nguy cơ lây nhiễm, bùng phát dịch vẫn còn cao, tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp do điều kiện môi trường thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa gia tăng, có sự biến động dân cư nên khó kiểm soát nguồn truyền bệnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Dự báo, trong thời gian tới số mắc có xu hướng gia tăng do đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch. Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần quan tâm, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch và triển khai các hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác dập dịch sốt xuất huyết nhưng đồng thời vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng, chống Covid-19.

Bên cạnh đó, cần “giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ.

(Báo Đại đoàn kết)

Cán bộ xét nghiệm – Những “chiến binh” thầm lặng chống dịch

Phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức, mồ hôi vã ra như tắm nhưng vẫn phải mặc trong nhiều giờ liền luôn là những nụ cười, là nhiệt huyết, sự tận tâm của các thầy thuốc với công việc mình đã lựa chọn.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, công tác xét nghiệm vô cùng quan trọng để triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, khoanh vùng và truy vết nhanh, không để lây lan rộng ra cộng đồng. Vì thế, khi phát hiện ổ dịch mới, công tác xét nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu.

Xét nghiệm là công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Từ khâu lấy bệnh phẩm, tách chiết vật liệu di truyền, chạy máy, phân loại, thông tin cá nhân, ghi phiếu dịch tễ… tất cả các quy trình đều phải thật tỉ mỉ, chuẩn xác. Chỉ cần lơ là một chút mà bỏ qua hoặc thao tác không chính xác dù chỉ là một bước nhỏ trong quy trình xét nghiệm cũng sẽ làm sai lệch kết quả, rất nguy hiểm, ảnh hướng trực tiếp tâm lý, sức khỏe bệnh nhân, công tác điều trị và ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống công tác phòng, chống dịch COVID-19.

BSCKII. Trần Lệ Tiến – Trưởng khoa Vi sinh, BVĐK Hà Đông chia sẻ: “Áp lực lớn đối với những cán bộ làm công tác xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 là phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng và các mẫu bệnh phẩm.

Do đó, những cán bộ được chọn làm xét nghiệm COVID là những người có kinh nghiệm mà còn vững vàng chuyên môn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học. Trong xét nghiệm cố gắng không để xảy ra bất cứ sai sót nào dù là nhỏ nhất…”.

Chung tay phòng chống dịch COVID-19 cùng các cả nước, thực hiện theo chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, khoa Vi sinh – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được giao nhiệm vụ làm xét nghiệm cho các đối tượng từ vùng dịch về từ Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, quận Hà Đông và quận Thanh Trì. Tính từ 29/4 đến nay, trung bình khoa Vi vinh nhận từ 300 đến 2.000 mẫu để làm xét nghiệm.

Phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, hàng ngày “làm bạn” với virus thời gian làm việc nhiều giờ trong Labo xét nghiệm, mặc quần áo bảo hộ rất nóng, tay rất mỏi và đau do cầm Pipett trong thời gian dài, nhiều khi phải huy động toàn bộ khoa làm việc 2 đến 3 ngày liên tục cả ngày và đêm nhằm đảm bảo cho kết quả nhanh nhất phục vụ công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch… Mặc dù vất vả vậy nhưng theo Cử nhân xét nghiệm Lê Thị Thịnh – kỹ thuật viên trưởng, những cán bộ xét nghiệm vẫn lạc quan, yêu đời, không ngừng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trong suốt thời gian làm xét nghiệm, khoa Vi sinh đã phát hiện 8 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội xét nghiệm khẳng định lại. Trong đó có một trường hợp dương tính ngoài cộng đồng có liên quan đến điểm dịch TP. HCM và một trường hợp tại chung cư Hemisco Phúc La, Hà Đông.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng phía sau những người chiến sĩ áo trắng vẫn luôn là sự cảm thông, động viên, chia sẻ của gia đình của đồng nghiệp và của cả cộng đồng. Có lẽ nhờ vậy mà mỗi giờ trôi qua trong phòng xét nghiệm hay những lúc đi xuống hiện trường đã không còn trở nên quá mệt mỏi, áp lực.

Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức, mồ hôi vã ra như tắm nhưng vẫn phải mặc trong nhiều giờ liền luôn là những nụ cười, là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn.

Xót xa lắm khi chứng kiến hình ảnh những cán bộ ăn vội bát mì tôm để kịp tiếp tục trở lại làm công việc, hình ảnh những người mẹ tranh thủ xem trộm hình đứa con nhỏ mỗi khi đêm về cho vơi đi nỗi nhớ….

Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ làm xét nghiệm, đã góp phần không nhỏ cùng ngành y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm khác.

(Báo Sức khoẻ & đời sống)

5/5 - (6 bình chọn)

Bình luận

Thông tin y tế trên các báo ngày 16/6/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn