Cách Điều Trị Viêm Da Tiết Bã Ở Trẻ Sơ Sinh Mà Cha Mẹ Cần Phải Biết
Nội dung chính
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ, thường do trẻ chưa thích nghi được với điều kiện môi trường bên ngoài sau khi sinh. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ băn khoăn không biết bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ có một số thông tin giải đáp những thắc mắc này của các bậc phụ huynh. Mời bạn đọc tham khảo.
Đọc ngay: Bài thuốc trị viêm da tiết bã ở trẻ được nhiều người truyền tai nhau
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn hoặc viêm da dầu, là thuật ngữ để mô tả tình trạng da của bé khi xuất hiện những vảy vàng, mảng da khô bong tróc, vùng da đỏ rát. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh điển hình là da đầu, tuy nhiên cũng có thể phát sinh ở những vùng khác như tai, mũi, lông mày, bẹn.
Hình ảnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các bé bị viêm da tiết bã thường là từ 2 đến 10 tuần tuổi, vì khoảng thời gian này các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Đồng thời, bé mới sinh chưa thích nghi được với môi trường nên dễ bị viêm da. Đây là một bệnh da liễu lành tính, ít gây ngứa cũng như khó chịu.
Ở một số trẻ sơ sinh có sức đề kháng tốt, bệnh viêm da tiết bã có thể tự hết khi trẻ được 8 – 12 tháng tuổi và việc điều trị cũng đơn giản hơn. Một vài trường hợp bệnh tái lại khi đến tuổi dậy thì và buộc phải can thiệp điều trị y tế.
Nhiều bà mẹ thấy da của con mình xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường lo lắng không biết viêm da tiết bã có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia y tế, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh đáng lo và không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng vì chúng xuất hiện nhiều ở vùng da hở nên ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Phụ huynh nên chú ý tới các dấu hiệu trên da của trẻ sơ sinh, đặc biệt là vùng da đầu, mặt, bẹn, vành tai để phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp không điều trị và chăm sóc cẩn thận vùng da bị tổn thương bị bội nhiễm gây tổn thương da, tăng thân nhiệt, trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.
>>> Xem thêm: Cách Điều Trị Viêm Da Dầu Tiết Bã (Tiết Bã Nhờn) Tận Gốc, Hiệu Quả Cao
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh cho đến nay chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo một số nghiên cứu, một loại hormone truyền từ mẹ sang con trước khi sinh có thể làm tăng khả năng sản xuất bã nhờn trong tuyến dầu và nang lông.
Viêm da tiết bã ở đầu
Một nguyên nhân gây viêm da tiết bã thường gặp là nấm men Malassezia – một loại nấm phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Yếu tố này được xác định do có vài trường hợp khi sử dụng thuốc chống nấm có hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, có thể kể tới một vài yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:
- Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh bị rối loạn, khiến cho dầu bị tiết ra quá nhiều.
- Trẻ có người thân trong gia đình mắc những bệnh lý da liễu có nguy cơ mắc viêm da tiết bã nhờn khi còn nhỏ cao hơn những trẻ khác.
- Trẻ bị bất dung nạp sữa, dị ứng thời tiết hoặc trẻ bị kích ứng với tác nhân bên ngoài cũng dễ bị viêm da tiết bã hơn.
Triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần đến 12 tháng tuổi. Triệu chứng tập trung chủ yếu ở da đầu, thỉnh thoảng xuất hiện ở tai, mũi và vùng bẹn. Bạn có thể quan sát thấy những dấu hiệu này khi trẻ bị viêm da tiết bã nhờn:
- Vùng da có mảng bong, màu đỏ hơn bình thường, da khô có vảy, da xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp, chủ yếu ở vùng sau vành tai và cổ.
- Có những mảng bong tróc hoặc vảy dày trên da đầu, da đầu khô, nhờn là triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh dễ thấy nhất.
- Những mảng vảy vàng, trắng bong ra tương tự thấy ở vùng vành tai, lông mày, mũi hoặc bẹn.
- Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào từng trường hợp, có nhiều trẻ gặp phải những biểu hiện nặng nề hơn gây kích ứng, khó chịu. Tuy nhiên phần lớn những triệu chứng này không gây ngứa.
Xuất hiện mảng vảy trắng, vàng khi bé mới chào đời
Ngoài những biểu hiện kể trên, con bạn còn có thể gặp những triệu chứng khác không được đề cập đến. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh lý này, hãy đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra chính xác nhất.
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thông thường không cần tới sự can thiệp của các biện pháp y tế. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong vài tháng, trong thời gian này các mẹ chỉ cần tắm gội, vệ sinh cho bé nhẹ nhàng để các vảy bong tróc từ từ.
Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể hết trong vài tháng
Nhưng nếu việc tắm gội thường xuyên không mang lại hiệu quả, thậm chí bạn nhận thấy những dấu hiệu trở nên nặng hơn, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ. Bác sĩ có thể kê đơn dầu gội, sữa tắm đặc trị cho bé hoặc một số thuốc cho phép sử dụng với trẻ sơ sinh.
Tránh dị nguyên
Mặc dù nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh chưa được xác định rõ, nhưng nhìn chung, bệnh chủ yếu khởi phát do hệ miễn dịch của trẻ còn quá yếu. Vì thế, ngoài việc chăm sóc cẩn thận và đúng cách, các mẹ cũng lưu ý giữ cho trẻ tránh xa các dị nguyên như:
- Các chất gây dị ứng hóa chất trong dầu gội, sữa tắm hay lông động vật, phấn hoa, đồ chơi bụi bẩn…
- Không cho con gãi ngứa hoặc chà xát vào vùng da bị tổn thương bằng cách cắt móng tay thường xuyên cho con hoặc sử dụng bao tay.
- Tránh những loại quần áo có chất liệu thô ráp hoặc làm từ len. Nên lựa chọn những loại vải có chất liệu thấm hút, mềm mịn.
- Các mẹ không nên dùng các loại bột giặt và chất tẩy sử dụng cho quần áo người lớn để giặt đồ cho trẻ.
- Trong thời gian này trẻ hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn qua sữa mẹ, vì thế các mẹ nên chú ý hạn chế ăn các loại đồ ăn, thức uống có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng.
Áp dụng Tây y
Trong trường hợp da của bé có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để cải thiện. Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm da tiết bã do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi có chứa ketoconazole.
- Nếu da của trẻ có dấu hiệu bị viêm, bác sĩ có thể chỉ định dùng những loại kem bôi da hydrocortisonen. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng loại thuốc này nếu có yêu cầu từ bác sĩ vì lạm dụng nó có thể gây mỏng và kích ứng da.
- Nếu viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng da đầu, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng dầu gội chứa 2% thuốc ketoconazole kháng nấm.
- Kem hydrocortisone giúp giảm viêm và sưng tấy đỏ.
Tuyệt đối không được sử dụng kem cortisone hoặc kem chống nấm khi chưa thảo luận với bác sĩ. Bởi trong những loại thuốc này có thể chứa thành phần gây hại cho bé. Ngoài ra, các loại dầu gội đầu trị gàu có chứa axit salicylic cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Vì làn da của trẻ sơ sinh rất yếu ớt và nhạy cảm, nên việc sử dụng thuốc đối với trẻ sơ sinh thường không được khuyến khích. Tốt nhất, các mẹ hãy chăm sóc da bé cẩn thận và đúng cách trong thời gian này. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để có được chỉ định cụ thể.
Điều trị viêm da dầu ở đầu bằng thuốc Đông y AN TOÀN, LÀNH TÍNH
Viêm da tiết bã ở mặt có xu hướng dai dẳng, tái đi tái lại. Nếu không chú trọng điều trị ngay từ đầu, người bệnh sẽ gặp không ít khó khăn với các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, ửng đỏ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện nay, giải pháp điều trị bệnh bằng Đông y đang được nhiều người quan tâm.
Một trong số đó là bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Bài với những ưu điểm của mình bài thuốc đã và đang nhận được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết: “Người bệnh thường cảm thấy lo lắng bởi những tác dụng phụ khó lường của thuốc tân dược, thuốc chống viêm cấp. Lúc này họ có xu hướng chuyển sang Y học cổ truyền để giải quyết vấn đề/chữa bệnh. Bởi vậy, để giữ được cái cốt trong Đông y, trong quá trình nghiên cứu và phát triển An Bì Thang, chúng tôi luôn đề cao tính an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Bài thuốc yêu cầu phải được bào chế hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên, liều lượng căn chỉnh phù hợp, vừa đủ”.
Đừng bỏ lỡ: Quy trình bào chế chuẩn điểm 10 của bài thuốc An Bì Thang
An Bì Thang được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên
Theo lời bác sĩ Nhuần, thành bại của bài thuốc Y học cổ truyền phụ thuộc vào chất lượng dược liệu. Vì vậy, đối với An Bì Thang, nguồn thảo dược đầu vào được kiểm định chặt chẽ, loại trừ các yếu tố dược liệu bẩn, pha tạp.
Quy trình sơ chế và bảo chế phải thực hiện theo quy trình khép kín, đảm bảo dược tính vẫn được giữ nguyên. Bài thuốc do đó an toàn tuyệt đối với mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai và cho con bú. Chưa có ghi nhận nào trong quá trình điều trị về việc xảy ra phản ứng phụ tiêu cực.
Tiêu chí về dược liệu chỉ là tiền đề để hoàn thiện một bài thuốc hiệu quả. An Bì Thang còn được đánh giá cao bởi những điểm cộng sau:
Cơ chế tác động “kép”, hiệu quả điều trị toàn diện
An Bì Thang gồm 3 chế phẩm thuốc bôi, thuốc uống, thuốc ngâm rửa tác động điều trị “từ trong ra ngoài”. Thuốc uống sẽ cải thiện các yếu tố phong, huyết, nhiệt, bài độc cơ thể, cải thiện chức năng gan, thanh nhiệt trừ phong. Thuốc bôi làm giảm đau ngứa, bong tróc, sưng đỏ, cải thiện tế bào biểu bì và nuôi dưỡng da khoẻ hơn. Thuốc ngâm rửa hỗ trợ làm sạch vùng da bệnh, sát khuẩn, kháng viêm.
Xem ngay: Người bệnh công nhận hiệu quả của bài thuốc An Bì Thang
Bài thuốc An Bì Thang điều trị viêm da dầu với cơ chế tác động kép
Nhờ tác động kép của bài thuốc kết hợp với việc tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch mà người bệnh sẽ kiểm soát bệnh lâu dài, ngăn ngừa khả năng tái phát tối đa.
Phác đồ điều trị cá nhân hoá
Liệu trình chữa viêm da dầu ở đầu bằng An Bì Thang thông thường kéo dài từ 2-4 tháng. Bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn điều trị với những tiến triển nhất định.
Đặc biệt, liều lượng và thời gian điều trị cụ thể sẽ tùy thuộc vào mức độ thích ứng, tình trạng bệnh lý của từng trường hợp. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho tối ưu được hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.
Phác đồ điều trị viêm da dầu ở đầu bằng An Bì Thang
Bào chế tiện lợi, sử dụng nhanh chóng
Các chế phẩm của An Bì Thang đều được ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để bào chế thành hình thức mới. Thuốc được cô đặc dưới dạng cao, túi lọc, người bệnh không cần phải đun sắc, đồng thời có thể linh hoạt sử dụng ở bất kỳ đâu và tiết kiệm thời gian thay vì đun sắc thuốc thang lích kích.
Phù hợp với mọi đối tượng
Bài thuốc An Bì Thang với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, bào chế tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO nên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ cho người bệnh.
Cũng nhờ vậy mà An Bì Thang có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
Sau khi đươc ứng dụng điều trị cho người bệnh viêm da, An Bì Thang đã nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Hiệu quả điều trị cũng đã được Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam thực hiện khảo sát trên 500 bệnh nhân, theo đó:
Hiệu quả điều trị viêm da dầu của An Bì Thang đã được chứng minh
Dưới đây là những phản hồi của người bệnh về bài thuốc An Bì Thang gửi về cho trung tâm.
Xem video: Nghệ sĩ Thu Huyền đánh giá cao hiệu quả bài thuốc An Bì Thang sau 2 tháng điều trị viêm da mãn tính. Đặc biệt, hiệu quả bài thuốc cũng được VTV2 Social đưa tin.
Để được thăm khám và điều trị với bài thuốc An Bì Thang bạn hãy liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
- Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân. Điện thoại/Zalo: 0972.196.616
- Hồ Chí Minh: 48B Đặng Dung, Tân Định, Quận 1. Điện thoại/Zalo: 0964.12.99.62
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
- Website: trungtamdalieudongy.com
Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn hạn chế diễn biến của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
Vệ sinh đúng cách
Mặc dù bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không phải do vệ sinh sai cách, nhưng nếu thường xuyên làm sạch da sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng. Các mẹ nên sử dụng dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ hoặc được bác sĩ kê đơn để làm sạch da, loại bỏ dầu thừa cho bé. Trong trường hợp bạn không biết nên sử dụng sản phẩm nào, hãy chủ động trao đổi với bác sĩ.
Nếu vị trí bị viêm da tiết bã là vùng đầu, trong lúc gội đầu hoặc massage da đầu cho bé, bạn nên dùng lược với lông bàn chải mềm nhẹ nhàng chải đi các mảng bong. Dùng tay nhẹ nhàng xoa cho em bé hoặc dùng khăn mềm để xoa vùng da bị viêm giúp vảy bong tróc nhẹ. Tuyệt đối không cọ sát, kỳ mạnh để tránh làm tổn thương da.
Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm da là cách hạn chế tình trạng bong tróc và khô da của bé. Vì làn da bé rất mỏng và nhạy cảm, nên bạn cần lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng và phù hợp.
Một vài nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu sẽ là sản phẩm dưỡng da an toàn và tốt cho bé đồng thời cải thiện tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
Dùng lược hoặc bông tắm xoa vùng bị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh giúp vảy bong nhẹ nhàng
Thường xuyên thay tã cho trẻ
Các mẹ nhớ thường xuyên thay tã/bỉm, giữ vệ sinh cho trẻ. Sau khi tắm xong cần lau thật khô người trước khi mặc tã hoặc quần áo nhằm giúp vùng da này luôn trong trạng thái khô thoáng, sạch sẽ.
Các mẹo dân gian điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Một số mẹo dân gian cải thiện tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh:
- Tắm cho trẻ sơ sinh bằng các loại lá như: Trà xanh, lá trầu không, cây sài đất, cây dền gai…rửa sạch đun nước tắm cho bé rất tốt.
- Sử dụng dầu dầu dừa, dầu ô liu mát xa nhẹ nhàng ngoài da giúp kháng khuẩn, dưỡng da, làm lành tổn thương.
Lưu ý: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ kích ứng, vì thế việc tiến hành điều trị cần phải cân nhắc tới yếu tố bảo vệ da cũng như sức khỏe của bé. Các loại kem bôi dễ gây hại và ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Những loại lá dùng để tắm cần phải rửa ngâm thật sạch trước khi tắm cho bé tránh nguy cơ viêm nhiễm da.
Viêm da tiết bã nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Vì nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ, nên việc ăn uống của mẹ sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của em bé. Khi bé bị viêm da tiết bã, các mẹ không chỉ chăm sóc cho bé mà cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Những thực phẩm bạn dung nạp hàng ngày có thể ảnh hưởng tới tình trạng viêm da.
Khi con bạn bị viêm da tiết bã, các mẹ nên tập trung vào những thực phẩm lành mạnh có khả năng nuôi dưỡng làn da từ bên trong, điều hòa hoạt động tuyến dầu. Đồng thời tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da, bé bú sữa sẽ rất dễ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ nên ăn gì khi con bị viêm da tiết bã?
Dưới đây là những thực phẩm lành mạnh mà mẹ nên ăn để có chất lượng sữa tốt:
Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Không chỉ tốt cho làn da, các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, như lựu, dâu tây, cà chua, quả anh đào, đậu nành, khoai lang… rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Bổ sung những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng cho da, hạn chế hoạt động bài tiết dầu thừa và giảm hoạt động của vi nấm Malassezia.
Các loại rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, thường xuyên ăn rau xanh sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất, đem đến nhiều lợi ích cho làn da và đặc biệt là bệnh viêm da tiết bã. Chất xơ trong nhóm thực phẩm này sẽ giảm thiểu một vài triệu chứng viêm da tiết bã như: Đỏ rát, da dầu, bong vảy.
Mẹ nên ăn các loại rau xanh như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh…
Ngoài ra, vitamin A, C, E trong các loại rau xanh còn có chức năng tăng tốc độ tái tạo tế bào da, sửa chữa mô da bị hư tổn, duy trì độ ẩm, hạn chế tiết dầu thừa. Nếu con bạn bị viêm da tiết bã, rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu.
Thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là axit béo lành mạnh có nhiều trong cá hồi, dầu olive, bơ, trứng gà, hạt óc chó, hạnh nhân… Omega 3 không chỉ duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh mà còn có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, cải thiện độ săn chắc và giảm bài tiết dầu thừa.
Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra omega 3 có khả năng ức chế chất trung gian gây viêm, làm giảm tình trạng viêm ở bệnh viêm da tiết bã, viêm da cơ địa… Mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm giàu omega 3 sẽ giúp em bé giảm thiểu triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Một số loại gia vị
Quế, hương thảo, gừng, thìa là, đinh hương, nghệ… không chỉ kích thích vị giác và cân bằng hương vị món ăn, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu rất tốt.
Các loại gia vị kể trên chứa nhiều hợp chất thực vật có khả năng chống lão hóa, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Một vài gia vị như nghệ, gừng, đinh hương còn có khả năng ức chế nấm men, kháng vi khuẩn.
Uống đủ nước
Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, các mẹ cần nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bé sẽ hấp thu nước thông qua việc bú sữa mẹ, từ đó da bé sẽ luôn ẩm mịn, giảm thiểu tình trạng khô ráp, bong tróc.
Ngoài ra, các mẹ cần nhớ nên đa dạng thêm chế độ dinh dưỡng với những nhóm thực phẩm lành mạnh, như trái cây, thịt đỏ, sữa chua… Tránh tình trạng ăn cố định một vài nhóm thực phẩm, như vậy sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng đối với bé, tăng nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch.
Bị viêm da tiết bã không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm nên bổ sung, các mẹ có con bị viêm da tiết bã cũng nên hạn chế những thực phẩm không lành mạnh dưới đây:
Đường, muối và những gia vị cay nóng
Bổ sung thường xuyên các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối hoặc ăn cay nóng có thể làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn của trẻ. Ngoài ra các loại thực phẩm này còn khiến cả mẹ và bé bị suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý phát triển.
Các mẹ nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn hàng ngày
Thực phẩm có khả năng dị ứng cao
Trong thời gian bé sơ sinh bị viêm da tiết bã, các mẹ cần tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại đậu nành, đậu phộng, rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích… Bởi những nhóm thực phẩm này có thể kích thích phản ứng dị ứng khi bé dung nạp chúng qua đường sữa mẹ.
Ngoài ra, các chất kích thích, đồ uống có cồn còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của cả mẹ và em bé. Từ đó độc tố trong cơ thể không được đào thải có xu hướng tích tụ khiến hệ miễn dịch dần bị suy giảm, tạo điều kiện cho nhiều bệnh mãn tính khác bùng phát.
Tóm lại, bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp khi trẻ mới chào đời. Bệnh lý ở mức độ nhẹ và khá lành tính, có thể đáp ứng tốt những biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không xử lý kịp thời, viêm da tiết bã có thể trở nên nặng hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý tới các đặc điểm bất thường trên da của bé, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG:
Các liên kết hữu ích về DA LIỄU – SỨC KHỎE mà chúng tôi đã tổng hợp được trên các trang Sở Y tế chính thống:
https://trungtamytedpbackan.com/
https://nhatnamyvien.com/
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-me-day-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-hieu-qua-va-an-toan-169173567.htm
https://suckhoedoisong.vn/di-ung-thoi-tiet-di-ung-co-dia-dau-hieu-va-cach-chua-het-noi-me-day-n159608.html
https://cdccantho.vn/y-hoc/nam-da-dau-hieu-nguyen-nhan-phan-loai-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-846.html
https://cdccantho.vn/thong-tin-benh-hoc/noi-me-day-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-xu-ly-801.html
https://xatunganh.hatinh.gov.vn/upload/tailieu/top-15-loai-thuoc-cuong-duong-lau-cho-cuoc-yeu-dai-va-thang-hoa-ho-1638700122n.htm
https://nari.gov.vn/cau-hoi/thuoc-koras-la-gi-co-tot-khong-gia-bao-nhieu-tien/
http://trungtamytehoavang.com.vn/question/benh-viem-xoang-ham-cap-nguyen-nhan-dau-hieu-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/
https://pyttkvtphcm.gov.vn/question/thuc-don-bi-viem-da-di-ung-kieng-an-gi-va-nen-an-gi-giup-het-ngua-va-lan-do/
http://trungtamytehoavang.com.vn/question/viem-xoang-ham-uong-thuoc-gi-de-khoi-han-da-kiem-chung/
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!