Giải đáp: Độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu và cách cân bằng
Độ pH được biết tới là thang đo nhằm xác định độ bazơ hoặc acid của một chất. Vậy độ ph trong máu người bình thường được tính như thế nào và yếu tố nào ảnh hưởng tới độ pH này? Độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu?
Độ pH trong máu là gì?
Đây là thang đo chỉ số độ axit hoặc bazơ ở trong máu người. Độ pH bằng 7 thường thể hiện dung dịch ở mức trung tính chẳng hạn như nước lọc. Nếu pH<7 thì máu có tính axit. Nếu pH>7 thì máu có tính bazo.
Mức độ này sẽ nằm ở khoảng từ 0 đến 14. Độ pH trong máu người bình thường nằm trong khoảng 7,35 cho tới 7,45 được coi là ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc máu sẽ có tính bazo. Với dịch bên trong dạ dày sẽ có độ pH nằm trong khoảng 3 – 3,5. Khi nồng độ ở mức thấp sẽ giúp việc loại bỏ vi khuẩn có hại, tăng quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
Vì sao độ pH trong máu người bình thường lại thay đổi?
Thực tế cho thấy, độ pH của máu người bình thường có thể tăng, giảm tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân độ pH trong máu tăng
Một số thủ phạm khiến pH trong máu tăng gồm có:
Cơ thể bị mất nước
Khi cơ thể bị mất nước, những chất điện giải như kali, natri, muối sẽ bị mất đi. Mất nước có thể xảy ra do tiêu chảy, nôn mửa, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc lợi tiểu cũng khiến độ pH tăng cao. Lúc này, người bệnh cần phải được điều trị mất nước bằng việc bù điện giải và uống thật nhiều nước.
Suy giảm chức năng hoạt động của thận
Thận là cơ quan quan trọng có vai trong việc cân bằng lượng bazo, acid bên trong cơ thể. Khi thận bị suy giảm chức năng hoạt động sẽ khiến cho độ pH trong máu tăng lên. Khi đó thận sẽ không thể nào thực hiện được việc loại bỏ những độc tố, chất có tính kiềm ra khỏi nước tiểu. Nó sẽ di chuyển ngược trở lại máu.
Nguyên nhân độ pH trong máu giảm
Việc pH trong máu bị giảm sẽ do các nguyên nhân sau đây:
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Việc ăn quá nhiều hoặc không ăn khi đi xa trong thời gian dài có thể khiến cho acid tích tụ nhiều hơn trong máu.
Nhiễm toan do mắc bệnh tiểu đường
Với người đang mắc bệnh tiểu đường, máu sẽ có tính acid cao hơn nếu lượng đường không được kiểm soát kịp thời. Khi cơ thể không thể nào tạo ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc không dùng insulin hiệu quả sẽ dẫn tới nhiễm toan do tiểu đường.
Khi lượng insulin không được dùng, chất béo dự trữ để tạo năng lượng sẽ bị phá hủy. Điều này sẽ dẫn tới hạ pH trong máu. Nếu đường huyết bị tăng lên bất thường khoảng 300mg/dl hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm toan do chuyển hóa
Nhiễm toan chuyển hóa là hiện tượng pH máu bị hạ do mắc phải bệnh suy thận hoặc bệnh thận. Hiện tượng này diễn ra khi chức năng hoạt động của thận bị suy yếu, nhưng acid trong cơ thể không được loại bỏ ra bên ngoài. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nôn mửa, buồn nôn, thở mạnh, tim đập nhanh…
Nhiễm toan hô hấp
Nhiễm toan hô hấp là triệu chứng phổ biến, không thể loại bỏ carbon dioxide ra bên ngoài. Lượng pH trong máu sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này thường phổ biến ở bệnh nhân bị bệnh viêm phổi hoặc phổi mãn tính mức độ nặng.
Cách cân bằng độ pH trong máu người bình thường
Để độ pH trong máu được cân bằng, bạn cần áp dụng một số cách đơn giản sau đây:
Cân bằng độ pH trong máu người bình thường với thực phẩm hữu cơ
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, sự góp mặt của những thực phẩm hữu cơ chính là cách đơn giản nhất để kiểm soát pH trong máu. Chúng có công dụng trong việc loại bỏ độc tố, thanh nhiệt và cân bằng pH rất hiệu quả.
Bổ sung rau củ quả lá xanh
Các loại rau củ quả lá xanh có chứa chất diệp lục dồi dào. Nó có tác dụng tốt trong việc cân bằng lượng pH có trong máu. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm như dưa chuột, thì là, cần tây, rau mùi tây, bí xanh, rau mầm…
Tập luyện thể dục thể thao
Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Nó có tác dụng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Đây cũng là cách để giảm lượng axit đang dư thừa trong cơ thể, cân bằng độ pH.
Cân bằng độ pH trong máu với nước ion kiềm
Bổ sung nước ion kiềm đang là cách được khá nhiều người lựa chọn để cân bằng pH ở trong máu. Đây là loại nước có chứa hàm lượng OH- và H+ đã được chứng minh giúp chống oxy hóa, loại bỏ những tác nhân gây hại và cân bằng pH tốt. Hãy sử dụng nước uống trực tiếp từ máy lọc ion kiềm điện giải để hiệu quả đạt được cao nhất.Vừa rồi là thông tin liên quan tới độ pH trong máu người bình thường và cách cải thiện đơn giản nhưng rất an toàn và hiệu quả. Hãy áp dụng các cách ở trên ngay hôm nay để có một sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: https://tongkhodiengiai.vn/do-ph-trong-mau-nguoi-binh-thuong-1647.html
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!