Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung sau sinh là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong thời kỳ hậu sản. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây hại cho sức khỏe của chị em. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị của bệnh lý này là gì, chị em hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm cổ tử cung sau sinh là gì?

Viêm cổ tử cung sau sinh là bệnh lý xảy ra khi những tác nhân có hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… xâm nhập và tấn công, gây ra tình trạng viêm nhiễm phần niêm mạc cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung sau sinh nên được chữa trị kịp thời để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm cổ tử cung sau sinh nên được chữa trị kịp thời để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh chủ yếu xảy ra đối với nữ giới ở độ tuổi sinh sản, nhóm từ 18 – 50 tuổi. Giai đoạn đầu, bệnh khởi phát với một số biểu hiện nhẹ như ngứa ngáy vùng kín, khi hư ra nhiều và có mùi khó chịu, đau bụng dưới,… Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, vùng viêm nhiễm có thể lan rộng sang những khu vực khác và thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, hiếm muộn hay vô sinh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng trên

Phụ nữ sau sinh có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung cao hơn so với phụ nữ bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Thay đổi hormone: Hormone sinh dục có vai trò quan trọng trong việc giữ cho cổ tử cung khỏe mạnh. Sau khi sinh, quá trình sản sinh hormone sinh lý nữ thay đổi khá nhiều, gây ra sự thiếu hụt estrogen hoặc dư thừa estrogen. Điều này dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở khu vực cổ tử cung.
  • Nhiễm trùng ở tầng sinh môn: Trong trường hợp sinh thường, tầng sinh môn thường rất dễ bị tổn thương. Lúc này, vi khuẩn, nấm, vi trùng có cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm ở niêm mạc khu vực môi âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách: Sau khi sinh, môi trường âm đạo của phụ nữ bị thay đổi, khiến lượng khí hư tiết nhiều bất thường. Lúc này, nếu chị em không vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và cẩn thận hàng ngày sẽ rất dễ gây tình trạng viêm âm đạo. Ngoài ra, việc sử dụng loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh cũng gây mất cân bằng pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Quan hệ tình dục quá sớm: Sau khi sinh, chị em cần thời gian để cho tầng sinh môn phục hồi hoàn toàn. Vì thế, việc quan hệ tình dục quá sớm có thể khiến tầng sinh môn bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan từ vùng âm đạo sang bộ phận cổ tử cung chưa khép kín hết sau khi sinh em bé.

Triệu chứng của tình trạng viêm cổ tử cung sau sinh

Khi mắc viêm cổ tử cung, phụ nữ sau sinh cần lưu ý những biểu hiện thường gặp như:

Viêm cổ tử cung gây ra tình trạng ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu
Viêm cổ tử cung gây ra tình trạng ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu
  • Dịch âm đạo bất thường: Khi mắc bệnh lý này, chị em sẽ thấy khí hư tiết ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, màu sắc có sự thay đổi, không còn trong suốt như bình thường mà sẽ chuyển sang màu đục, vàng xanh như mủ.
  • Chị em sau sinh sẽ cảm thấy đau rát vùng kín khi quan hệ tình dục.
  • Đau nhức vùng bụng dưới, thắt lưng hoặc ở vùng xương chậu.
  • Cảm thấy đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu do môi âm đạo bị viêm sưng.
  • Trường hợp viêm cổ tử cung ở mức nặng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng viêm loét, chảy máu bất thường do lớp niêm mạc cổ tử cung bị bào mòn quá mức. Lúc này, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm cổ tử cung sau sinh. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi thấy những dấu hiệu của căn bệnh này, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những cách chữa trị phổ biến nhất hiện nay.

Điều trị viêm cổ tử cung sau sinh bằng Đông y

Đây là giải pháp được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn bởi chúng an toàn, hiệu quả mà còn ít gây tác dụng phụ. Theo quan điểm Đông y, viêm cổ tử cung khởi phát do việc cơ thể bị hao tổn khí huyết dẫn đến các tạng tâm, tỳ, can, thận đều bị tổn thương. Vậy nên, để chữa trị tận gốc căn bệnh này, người bệnh nên sử dụng bài thuốc Đông y có công dụng bổ khí huyết, tăng cường khả năng làm việc của các tạng phủ. Từ đó mới có thể điều trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây:

Bài thuốc uống giúp bổ máu, bổ khí:

  • Chuẩn bị những nguyên liệu: vạn niên nhung, bạch đại thọ, cam bản ma, bạch đảng sâm, dã nhân sâm. Mỗi loại lấy 5gr.
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc với nước.
  • Sử dụng bài thuốc uống này liên tục trong 1 tuần rồi nghỉ 5 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình như vậy.

Bài thuốc ngâm rửa vùng kín:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Nghiệt bì, thiên lý quang, cỏ ngọc, ban trượng căn. Mỗi loại lấy 30gr.
  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi đem đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Chị em có thể pha loãng phần thuốc rồi dùng xông hơi hoặc rửa bên ngoài vùng kín.

Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm cổ tử cung sau sinh

Dùng thuốc Tây để chữa viêm cổ tử cung cũng được nhiều chị em lựa chọn bởi biện pháp này không những mang lại hiệu quả nhanh chóng mà còn vô cùng tiện lợi. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc dạng viên đặt âm đạo: Đây là biện pháp được lựa chọn nhiều nhất khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh. Chị em có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm phổ biến như: Fluomizin, Ovumix, SDVAG, Polygynax… Ngoài ra, chị em cần chú ý rửa tay và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi tiến hành đặt thuốc. Thuốc nên được đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc được giữ cố định trong âm đạo.
  • Thuốc bôi ngoài: Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài cũng mang lại hiệu quả tích cực, giúp giảm triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, thuốc cũng có khả năng ngăn ngừa viêm nhiêm phát triển ở âm đạo. Một số sản phẩm nhận được nhiều sự tin tưởng của người dùng như: Nizoral, clotrimazol, gentrisone, betaderm neomycin,…
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh sau sinh có những ảnh hưởng nhất định đến nguồn sữa mẹ. Vậy nên, chị em nên dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, chứ không nên tự ý mua thuốc về uống. Chị em có thể tham khảo dùng azithromycin hoặc amoxicillin 500mg trong thời gian ngắn khoảng 1 tuần.

Chú ý: Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không được dùng một số loại kháng sinh như doxycycline, ofloxacin, levofloxacin.

Áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà

Các biện pháp tại nhà mặc dù không có khả năng điều trị tận gốc viêm cổ tử cung. Song, chúng giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹo dân gian từ lá trầu không giúp giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín khi bị viêm cổ tử cung sau sinh
Mẹo dân gian từ lá trầu không giúp giảm tình trạng ngứa ngáy vùng kín khi bị viêm cổ tử cung sau sinh

Một số mẹo được áp dụng tại nhà chị em có thể tham khảo dưới đây:

  • Lá trầu không: Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trung hành khí, trừ hàn, giảm sưng viêm, ngứa ngáy vùng kín, làm se lành bề mặt tổn thương, nên được sử dụng để hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong đó có viêm cổ tử cung. Chị em có thể sử dụng lá trầu không đun sôi với nước để xông hơi hoặc rửa bên ngoài vùng kín hàng ngày sẽ giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, khi hư ra nhiều.
  • Sữa chua: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Ngoài việc ăn trực tiếp, chị em có thể sử dụng sữa chua không đường để bôi vào bên ngoài vùng kín. Cách này sẽ giúp cân bằng môi trường âm đạo hiệu quả.
  • Giấm táo: Các loại giấm trái cây, đặc biệt là giấm táo có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Chị em có thể pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:10 và sử dụng dung dịch này vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm sau sinh

Viêm cổ tử cung mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe và đời sống sinh hoạt của phụ nữ sau sinh. Việc chủ động phòng tránh bệnh không chỉ giúp chị em bảo vệ sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm công sức và tiền bạc. Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh mà chị em cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách, luôn giữ cho “cô bé” sạch sẽ và khô thoáng. Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu âm đạo gây trầy xước niêm mạc âm đạo và tránh sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 3 – 4 tiếng/ lần khi có kinh nguyệt hoặc trong thời gian chị em còn ra sản dịch sau sinh. Việc sử dụng băng vệ sinh kéo dài trong ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín và hậu môn từ trước ra sau, không thực hiện theo chiều ngược lại để tránh vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội đi vào bên trong âm đạo.
  • Chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, chị em nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, vitamin C, rau xanh, trái cây tươi để tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu sau sinh bởi lúc này, chị em cần thời gian để hồi phục cơ thể và các vết thương do sinh nở. Chị em chỉ nên quan hệ tình dục cho đến khi cổ tử cung lành hẳn.
  • Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp chị em phát hiện sớm bệnh (nếu có) để có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin chi tiết về viêm cổ tử cung về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị viêm cổ tử cung sau sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Kính chúc chị em thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!

4/5 - (2 bình chọn)

Bệnh khó nói - Ngại chia sẻ. Nhưng với đội ngũ nữ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tình thì dù bệnh viêm nấm âm đạo nặng như single mom sau đây cũng được giải tỏa. Bạn cũng sẽ được tư vấn, điều trị triệt để bệnh phụ khoa như vậy. CLICK tìm hiểu ngay tại đây.

Bình luận

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

TOP 10 thuốc đặt âm đạo trị nấm phổ biến nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc đặt âm đạo Polygynax có tốt không? Nên dùng cho đối tượng nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị [ĐỌC NGAY]

Viêm cổ tử cung khi mang thai và cách chữa trị hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

Điều trị viêm cổ tử cung bằng các phương pháp tốt nhất hiện nay [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 8 địa chỉ uy tín [THAM KHẢO NGAY]

Bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị hiệu quả

Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cực kỳ an toàn, hiệu quả [TÌM HIỂU NGAY]

TOP 12 cách CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN TẠI NHÀ cực hiệu quả [ĐỪNG BỎ QUA]

Khám viêm cổ tử cung ở đâu tốt? TOP 10 địa chỉ uy tín toàn quốc [XEM CHI TIẾT]

Ẩn